Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 2 Văn bản 1: Cảm hoài

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Văn bản 1: Cảm hoài. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

VĂN BẢN 1: CẢM HOÀI

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Thông tin nào sau đây là chính xác về tác giả Đặng Dung?

  1. Chưa rõ năm sinh mất năm 1414 quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sống dưới triều Hồ cùng với cha cai quản đất Thuận Hóa.
  2. Sinh năm 1387 mất năm 1414 quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sống dưới triều Hồ cùng với cha cai quản đất Thuận Hóa.
  3. Sinh năm 1376 chưa rõ năm mất, quê ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An là người có công lớn trong việc đánh đuổi quân Minh.
  4. Chưa rõ năm sinh mất năm 1414 quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau khi bại trận bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc và làm quan tại đó.

 

Câu 2: Bài thơ “Cảm hoài” được người đời sau ca tụng là?

  1. Thiên cổ hùng văn.
  2. Phi hào kiệt.
  3. Phi hào kiệt chi sĩ bất năng.
  4. Áng văn hùng tráng

Câu 3: Cha của Đặng Dung là ai:

  1. Đặng Tất
  2. Đặng Minh
  3. Đặng Siêu
  4. Đặng Khoái

Câu 4: Bài thơ phiên âm “Cảm hoài” được viết theo thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. C. Lục bát
  4. Song thất lục bát

Câu 5: Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là:

  1. Người anh hùng
  2. Tác giả
  3. Tướng quân Trần Ngỗi
  4. Trần Quý Khoáng

Câu 6: Nội dung 2 câu đề là gì?

  1. Nỗi lòng cảm hoài của nhà thơ khi đứng trước sự đời rối ren nhưng mình đã già rồi biết làm thế nào.
  2. Sự tiếc nuối của kẻ sĩ khi đã không thể làm gì trước thời cuộc.
  3. Niềm tiếc nuối của tác giả và sự u uất trước sự đời.
  4. Sự ngậm ngùi xót xa trước những gì đã qua.

Câu 7: Nội dung hai câu thực là:

  1. Nỗi niềm phẫn uất của người hùng khi hết thời.
  2. Nỗi niềm cay đắng của người anh hùng thất thế lỡ bước.
  3. Nỗi bi thương của người anh hùng trước vận thế không còn dụng người tài.
  4. Nỗi phẫn uất với sự bất công của cuộc đời.

Câu 8: Thời gian và không gian ở hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào?

  1. Người đã già, trời đất thì vẫn bao la, thế sự ngổn ngang.
  2. Người đang độ chín, trời đất bao la, thế sự ngổng ngang.
  3. Người đang độ già đi còn thế sự đã yên bình.
  4. Con người đang độ già đi, còn thế sự đã tạm yên trời đất bao la.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thực?

  1. Đối
  2. Ẩn dụ
  3. Nói mỉa
  4. Nghịch ngữ

Câu 2: Hai câu luận nội dung là gì?

  1. Nói lên ý chí quyết tâm trả thù quân giặc đã cướp nước.
  2. Nói lên chí lớn của người anh hùng.
  3. Nói lên ước vọng của người anh hùng muốn trả thù cho dân tộc.
  4. Nói lên quyết tâm đánh giặc trả thù nước, thù nhà.

Câu 3: Hình ảnh người anh hùng màu gươm dưới ánh trắng đã mấy độ, trải qua năm tháng mái tóc đã bạc gợi lên màu sắc gì?

  1. Bi thương.
  2. U uất.
  3. Bi tráng.
  4. Đau thương.

Câu 4: Nội dung hai câu kết là gì?

  1. Nỗi niềm của tác giả trước vận nước rối ren thù nhà thù nước chưa báo mà đầu đã bạc.
  2. Nỗi niềm thế thời đau xót trứơc những hào quang đã qua
  3. Thể hiện niềm tiếc thương quá khứ
  4. Nỗi niềm hoài vọng quá khứ với những bi phẫn với thực tại.

Câu 5: Bài thơ có sự xuất hiện của phong cách cổ điển. Em hãy nêu một số biểu hiện của phong cách này:

  1. A. Điển tích điển cố xuất hiện trong bài thơ.
  2. B. Giọng điệu anh hùng ấn tượng kết hợp với câu thơ hô ứng, đối chọi nhau đi kèm là các hình ảnh mang tầm vóc vũ trụ.
  3. C. Mang ý vị cổ điển, trang trọng tráng lệ của văn thơ trung đại.
  4. D. Sử dụng hình ảnh kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ để nói về khát vọng anh hùng thời loạn.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Mối thù nhà mà Đặng Dung phải chịu đó là:

  1. Cha bị Trần Ngỗi giết oan.
  2. Vợ con bị giết oan.
  3. Anh cả của Đặng Dung bị giết oan.
  4. Bị cướp mất vợ.

Câu 2: Hai hình ảnh “phù địa trục” và “vãn thiên hà” biểu thị ý nghĩa gì?

  1. Hình ảnh kì vĩ mang kích thước và tầm vóc vũ trụ nói lên chí khí và khát vọng anh hùng trong thời loạn.
  2. Thể hiện sự bao la của vũ trụ.
  3. Thể hiện sự nhỏ bé của con người so với cái bao la của trời đất.
  4. Thể hiện khát vọng được chinh phục những điều lớn lao trong vũ trụ.

Câu 3: Nội dung chính của bài thơ Cảm hoài là:  

  1. Là sự nuối tiếc cay đắng trước thế sự, trước tháng ngày hiển hách đã qua của người anh hùng.
  2. Là sự “ẩm hận đa”, sự nghiệp quốc thù chưa báo vì không thực hiện được. Song ẩn sâu là khí phách lẫm liệt và lòng yêu nước tha thiết của người anh hùng.
  3. Nỗi lòng khao khát muốn báo thù rửa hận cho thù nước, nợ nhà của người anh hùng.
  4. Là nỗi đau thấy trời xanh khi thù nhà chưa báo, thù nước chưa trả của người anh hùng thất thế.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Khi bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, Đặng Dung đã làm gì?

  1. Đi theo giặc và làm quan dưới trướng nhà Minh.
  2. Trở thành tù nhân rồi lưu lạc không rõ tung tích.
  3. Tuẫn tiết trên đường đi.
  4. Bị bệnh rồi chết.

 

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay