Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 11 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 11. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 CTST.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời.

Trả lời:

Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn.

Câu 2: Tại sao Mặt Trăng lại có những hình dạng khác nhau?

Trả lời:

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

Câu 3: Hệ Mặt Trời chia thành mấy nhóm?

Trả lời:

Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:

- Nhóm một gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.  - Nhóm một gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.

- Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch. - Nhóm hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.

Câu 4: Khi nào là ban ngày, khi nào là ban đêm?

Trả lời:

Bất cứ khi nào, chỉ có phần Trái Đất hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm, đồng thời phần ban đêm chuyển dần thành ban ngày.

Câu 5: Các hình dạng của Trăng bao lâu sẽ thay đổi?

Trả lời:

Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng. Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần. Sau hai tuần tiếp theo, lại đến ngày không trăng. Như vậy, từ ngày không trăng qua ngày trăng tròn, đến ngày không trăng tiếp theo hết khoảng một tháng.

Câu 6: Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?

Trả lời:

Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao. Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 6000 K. Ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất cũng tới 3000 K, nhiệt độ bề mặt cao nhất cỡ 50 000 K. Vì thế, Mặt Trời và các sao tự phát ra ánh sáng (hình 45.2).

Câu 7: Ta sẽ thấy hiện tượng gì khi ánh sáng mặt trời vừa khuất?

Trả lời:

Ta sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời lặn.

Câu 8: Chúng ta nhìn thấy Trăng khuyết khi nào?

Trả lời:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Câu 9: Trái Đất có mối quan hệ gì với Ngân Hà?

Trả lời:

Hệ Mặt Trời chỉ là một phần nhỏ của Ngân Hà, nằm ở rìa Ngân Hà và cách tâm một khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.

Câu 10: Khoảng cách giữa mỗi ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.  - Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h.

- Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h. - Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24h.

Câu 11: So sánh Trăng khuyết đầu tháng và Trăng khuyết cuối tháng.

Trả lời:

 Trăng khuyết đầu thángTrăng khuyết cuối tháng

Giống nhau

Hình dạng đều là Trăng bán nguyệt, chỉ có một nửa Mặt Trăng được chiếu sáng. 
Khác nhauMặt Trăng có phần sáng sẽ tăng dần. Mặt Trăng đã đi được  1/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi được phần tư đầu của chặng đường.Mặt Trăng có phần sáng sẽ giảm dần. Mặt Trăng đã đi được 3/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi vào phần tư cuối của chặng đường.
Mọc vào ban ngày, đến chiều tối thì đạt đến đỉnh và lặn vào nửa đêm.Mọc vào nửa đêm, đạt đến đỉnh vào rạng sáng và lặn vào ban trưa. 

 

Câu 12: Vì sao Mặt Trời được coi là một ngôi sao?

Trả lời:

Mặt Trời là một ngôi sao vì Mặt Trời tỏa ra sức nóng và phát ra ánh sáng mạnh.

Câu 13: Ban đêm nhìn Mặt Trăng rõ hơn ban ngày. Giải thích.

Trả lời:

- Vì chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. - Vì chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là do Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

- Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày. - Ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng đến Trái Đất yếu hơn rất nhiều so với ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời đến Trái Đất. Do đó, ban đêm, ta thấy Mặt Trăng rõ hơn khi thấy nó ban ngày.

Câu 14: Giải thích tại sao lại có năm nhuận?

Trả lời:

- Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày. - Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời. Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365.25 ngày.

- Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận. - Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận.

- Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.  - Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2.

Câu 15: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo thứ tự xa đến gần Mặt Trời.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo thứ tự từ xa đến gần Mặt Trời: Hải Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh Trái Đất, Kim Tinh, Thủy Tinh.

Câu 16: Dân gian gọi ngày có Trăng tròn là ngày gì?

Trả lời:

Ngày mà ta thấy Trăng tròn theo dân gian gọi là ngày rằm.

Câu 17: Cho các hành tinh: Trái Đất, Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Thủy Tinh. Em hãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần về chu kì quay quanh Mặt Trời.

Trả lời:

Thứ tự giảm dần về chu kì quay quanh Mặt Trời: Thổ Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất, Thủy Tinh.

Câu 18: Nếu Trái Đất không có Mặt Trăng, điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

- Điều đầu tiên nếu Trái Đất không có Mặt Trăng là thủy triều sẽ nhỏ hơn. - Điều đầu tiên nếu Trái Đất không có Mặt Trăng là thủy triều sẽ nhỏ hơn.

- Trục của Trái đất sẽ thay đổi. Khi đó, khí hậu sẽ có những thay đổi lớn. - Trục của Trái đất sẽ thay đổi. Khi đó, khí hậu sẽ có những thay đổi lớn.

- Bầu trời sẽ tối hơn nhiều vào ban đêm. - Bầu trời sẽ tối hơn nhiều vào ban đêm.

- Trái Đất sẽ quay nhanh hơn  - Trái Đất sẽ quay nhanh hơn → thời gian ban ngày sẽ ngắn hơn.

- Nếu không có ánh trăng, nhiều loài động vật sống về đêm sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng vào ban đêm. - Nếu không có ánh trăng, nhiều loài động vật sống về đêm sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng vào ban đêm.

- Làm thay đổi mực nước của các đại dương. - Làm thay đổi mực nước của các đại dương.

- Ảnh hưởng đến một số động vật sống dưới nước dựa vào chu kỳ Mặt Trăng để sinh sản.  - Ảnh hưởng đến một số động vật sống dưới nước dựa vào chu kỳ Mặt Trăng để sinh sản.

Câu 19: Chu kì quay quanh Mặt Trời của Mộc tinh được gọi là một năm Mộc tinh. Một năm Mộc tinh bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?

Trả lời:

Một năm Hỏa Tinh là 11,86 năm bằng (11,86 . 365, 25) = 4 331,865 ngày trên Trái Đất.

Câu 20: Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.

Trả lời:

* Cách 1:

- Đầu tiên, em sử dụng đồng hồ để xác định giờ:  - Đầu tiên, em sử dụng đồng hồ để xác định giờ: từ 9 đến 10 giờ sáng Mặt Trời sẽ nằm ở hướng Đông - Nam, từ 15 đến 16 giờ sẽ chuyển sang hướng Tây - Nam.

- Sau đó em quan sát ánh sáng Mặt Trời và đứng thẳng giang hai tay ra:  - Sau đó em quan sát ánh sáng Mặt Trời và đứng thẳng giang hai tay ra: 

+ Nếu đang là buổi sáng thì:  + Nếu đang là buổi sáng thì: Hướng mặt về phía mặt trời mọc là hướng đông, sau lưng là hướng tây, tay trái chỉ hướng bắc, tay phải chỉ hướng nam.

+ Nếu đang là buổi chiều thì:  + Nếu đang là buổi chiều thì: Hướng mặt về phía mặt trời lặn là hướng tây, sau lưng là hướng đông, tay trái chỉ hướng nam, tay phải chỉ hướng bắc.

* Cách 2:

- Dựa vào đồng hồ ta xác định được buổi sáng hoặc buổi chiều. - Dựa vào đồng hồ ta xác định được buổi sáng hoặc buổi chiều.

- Sau đó, dựa vào bóng của mình hoặc cây cối để xác định phương hướng: - Sau đó, dựa vào bóng của mình hoặc cây cối để xác định phương hướng:

+ Vào buổi sáng, hướng của bóng là hướng tây. + Vào buổi sáng, hướng của bóng là hướng tây.

+ Vào buổi chiều, hướng của bóng là hướng đông. + Vào buổi chiều, hướng của bóng là hướng đông.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay