Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 10
LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH (THƠ)
Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Quần Phương
Trả lời:
- Vũ Quần Phương sinh năm 1940, tên thật là Vũ Ngọc Chúc
- Quê quán:
+ Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định
+ Trong khi ông sinh ra ở quê mẹ Từ Liêm,Hà Nội
- Sự nghiệp:
+ Ngoài làm thơ và viết phê bình văn học, ông còn dịch thơ đăng trên các sách, báo và tạp chí văn học.
+ Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
- Tác phẩm chính: Cỏ mùa xuân (1966), Hoa trong cây (1977), Những điều cùng đến (tập thơ, 1983), 22 bài thơ, Đợi (1988), Vầng trăng trong xe bò (tập thơ, 1988), Vết thời gian (tập thơ, 1996), …
Câu 2: Tóm tắt văn bản Đợi mẹ bằng đoạn văn ngắn.
Trả lời:
Em bé ngồi đợi mẹ mãi đến tối, rồi em nhìn ra ruộng lúa, nhìn vầng trăng mà mẹ vẫn chưa về. Căn nhà thì trống trải, cảnh vật cũng buồn hắt hiu theo em. Em bé ngoan và yêu mẹ rất nhiều, em thương mẹ phải lao động cực khổ. Ngày nào em cũng ngóng trông mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ…
Câu 3: Hành động của em bé là gì khi đợi mẹ?
Trả lời:
- Hành động của em bé:
+ Em bé “nhìn ra ruộng lúa”
+ Em bé nhìn “vầng trăng”
Câu 4: Khi mẹ chưa về, cảnh vật thế nào?
Trả lời:
+ Đồng lúa thì “lẫn vào đêm”
+ Ngọn lửa “chưa nhen”
+ Căn nhà “trống trải”
→ Cảnh vật cũng buồn hiu hắt theo, như đang ngóng đợi mẹ về cùng em bé
Câu 5: Em có nhận xét gì về tình cảm mẹ con khi em bé đợi mẹ về?
Trả lời:
+ Em bé yêu mẹ rất nhiều, em biết mẹ đang phải lao động cực khổ, kiếm từng đồng tiền nuôi em, em mong ngóng mẹ về mà không chịu đi ngủ, em cứ thức chờ mẹ mãi…
+ Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc.
→ Biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng
Câu 6: Cảnh vật khi khuya thế nào?
Trả lời:
- Cảnh vật:
+ Đom đóm bay ngoài ao
+ Đom đóm đã vào nhà
+ “Trời về khuya lung linh trắng”
+ “vườn hoa mận trắng”
→ Cảnh vật có phần tươi hơn dù đêm đã muộn, như vui theo nỗi vui của em bé khi mẹ đã về nhà
Câu 7: Nội dung chính của tác phẩm Mẹ là gì?
Trả lời:
Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi. Từ đó thấy được sự hiếu thảo, tình cảm biết ơn chân thành của người con đối với mẹ của mình.
Câu 8: Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh nào?
Trả lời:
- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau.
+ Hình ảnh quen thuộc, người mẹ Việt Nam xưa thường được ví von so sánh với cây
+ Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu.
Câu 9: Trước tuổi già của mẹ, người con có cảm xúc như thế nào?
Trả lời:
- Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ.
→ Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.
Câu 10: Nêu biện pháp nghệ thuật của câu hỏi sau: “Sao mẹ ta già?”
Trả lời:
→ Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.
Câu 11: Theo em, biện pháp tu từ là gì?
Trả lời:
- Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.
- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tượng với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.
Câu 12: Nêu ví dụ về biện pháp nhân hóa và giải thích.
Trả lời:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”: Trò chuyện, xưng hô với trâu như với người.
Câu 13: Nghĩa của từ là gì? Nêu ví dụ.
Trả lời:
- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
- Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.
Ví dụ
Cây: một loại thực vật có rễ, thân, lá, cành.
Bâng khuâng: chỉ trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người.
Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.
Câu 14: Giải thích các từ sau: tốt bụng, dũng cảm, rực rỡ, nhẹ nhàng.
Trả lời:
tốt bụng: có lòng tốt, hay thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác
dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm
rực rỡ: có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý
nhẹ nhàng: có cảm giác khoan khoái, dễ chịu vì không vướng bận gì
Câu 15: Các em hãy đọc đoạn văn sau:
“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”
(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)
Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?
Trả lời:
Trong đoạn văn trên, những sự vật được so sánh là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.
Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.
Câu 16: Nêu cảm xúc tác giả khi thấy mèo ngủ
Trả lời:
- Cảm xúc của tác giả:
+ “Dưới con mèo trái tim tôi đang đập”
+ Ông “nằm nghe nhịp nhàng”
+ Trái tim tác giả cũng “hòa nhịp trái tim mèo”
Câu 17: Con mèo khi ngủ dáng vẻ như thế nào?
Trả lời:
- Chú mèo khi đang ngủ:
+ Khép lại “đôi mắt biếc trong veo”
+ Khép lại “hàm răng dài nhọn hoắt”
+ Con mèo là: Nỗi kinh hoàng của bầy chuột
+ Khép lại “móng vuốt”
Câu 18: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh mèo ngủ?
Trả lời:
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ “khép lại” cùng thủ pháp liệt kê
+ Con mèo nằm trong “giấc mơ bình yên”
+ Hình ảnh so sánh: “như đứa trẻ”
→ Con mèo khi ngủ thật ngoan, nó ngủ ngoan như một đứa trẻ con vậy
Câu 19: Qua văn bản Lời trái tim, em có nhận xét gì?
Trả lời:
+ Câu chuyện của Santiago là một minh chứng lâu dài cho sức mạnh biến đổi của ước mơ và tầm quan trọng của việc lắng nghe trái tim của chúng ta.
+ Cuộc hành trình của Santiago nhắc nhở độc giả về sự khôn ngoan cần thiết của việc lắng nghe trái tim mình, nhận ra cơ hội và học cách đọc những điềm báo trên đường đời, và quan trọng nhất là theo đuổi ước mơ của chúng ta.
+ Cuộc tìm kiếm kho báu của Santiago đã khiến anh ta tự đào sâu hơn bên trong bản thân và cuối cùng tận hưởng cuộc hành trình chứ không chỉ là đích đến.
→ Chúng ta nên lắng nghe trái tim mình, luôn luôn sống có ước mơ và cố gắng để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp của mình.
Câu 20: Theo em, vì sao trái tim cậu bé không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn? Cảm xúc của nó đã thay đổi như thế nào? Nó đã nói với cậu bé những gì?
Trả lời:
Theo em, trái tim cậu bé không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn vì nó thường xuyên thay đổi nhịp đập, cảm xúc. Nó không bao giờ câm nín, kể cả khi cậu và nhà luyện kim đan không nói với nhau một lời nào.
Trước kia nó quen được đi hoài đi mãi, bây giờ nó chỉ muốn mau đến đích. Có lúc trái tim kể lể hàng giờ liền về nỗi nhớ nhung của nó; lúc khác nó lại xúc động trước cảnh mặt trời mọc trên sa mạc đến nỗi làm cậu phải khóc thầm. Trái tim đập nhanh khi nó kể về kho báu, đập chậm hẳn khi cậu mơ mảng lặng nhìn chân trời vô tận trên sa mạc.
Trái tim đã nói cho cậu bé về những cảm xúc ẩn sâu trong lòng cậu.
=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3 - Lời trái tim