Bài tập file word Hoá học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 1: Nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
(PHẦN 2 - 20 CÂU)
Câu 1: Nêu khái quát về mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr.
Trả lời:
- Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những qũy đạo như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
- Năm 1932, sau khi nghiên cứu sâu hơn về nguyên tử bằng các thiết bị tiên tiến, James Chadwick (1891 – 1974) đã phát hiện ra bên trong hạt nhân còn có hạt không mang điện, gọi là neutron.
Câu 2: Trình bày về ô nguyên tố.
Trả lời:
- Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô nguyên tố cho biết các thông tin cần thiết về một nguyên tố hóa học.
- Chú ý:
+ Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) và bằng số electron của nguyên tử.
+ Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Câu 3: Em hiểu thế nào về nguyên tố hóa học?
Trả lời:
- Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
Câu 4: Nêu khái quát về mô hình nguyên tử theo Ernest Rutherford.
Trả lời:
- Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e) mang điện tích âm, mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm và được kí hiệu là -1.
- Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton (kí hiệu là p) mang điện tích dương, mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương và được quy ước là +1.
- Trong nguyên tử, số proton = số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của các nguyên tố khí hiếm.
Trả lời:
- Các nguyên tố khí hiếm chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng có những ứng dụng quan trọng trong đời sống.
- Tính chất: Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm có những đặc điểm giống nhau như:
+ Chất khí, không màu, tồn tại trong tự nhiên với hàm lượng thấp.
+ Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử.
+ Các nguyên tố của nhóm khí hiếm rất kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với chất khác.
Câu 6: Số hiệu nguyên tử Cu là 29. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là bao nhiêu?
Trả lời:
Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.
⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là 29.
Câu 7: Mô tả cấu tạo của nguyên tử oxygen và nguyên tử chlor theo mô hình nguyên tử của Bo.
Trả lời:
- Nguyên tử oxygen gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 8 electron chuyển động quanh hạt nhân. 8 electron này được xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 6 electron.
- Nguyên tử chlorine gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 17 electron chuyển động quanh hạt nhân. 17 electron này được xếp thành ba lớp, lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 7 electron.
Câu 8: Kể tên một số kim loại nhóm IA, IIA, B
Trả lời:
- Kim loại nhóm IA: lithium, sodium, potassium, rubidium,...
- Kim loại nhóm IIA: magnesium, calcium, barium,...
- Kim loại nhóm B: iron, copper, silver,…
Câu 9: Em biết gì về độ phổ biến của một số nguyên tố hóa học?
Trả lời:
- Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là oxygen.
- Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydrogen, thứ hai là helium.
- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động của hệ cơ và thần kinh nói chung; có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.
- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lý như: cùng calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.
- Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.
Câu 10: Số đơn vị điện tích hạt nhân của oxygen bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Số đơn vị điện tích hạt nhân của canxi bằng 8 (bằng tổng số proton trong hạt nhân).
Câu 11: Dựa vào cơ sở nào để xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?
Trả lời:
Bảng tuần hoàn được cấu tạo dựa trên cơ sở điện tích hạt nhân tăng dần.
Câu 12: Em hãy cho biết số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử natri.
Trả lời:
Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 1 electron.
Câu 13: Nêu một số ứng dụng của khí hiếm.
Trả lời:
- Khí hiếm được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ chế tạo bóng đèn. Các bóng đèn chứa xenon, argon và neon có thể phát ra ánh sáng với các màu sắc khác nhau.
- Xenon được sử dụng làm khí gây mê toàn phần; ứng dụng trong năng lượng hạt nhân; là tác nhân oxi hóa trong hóa học phân tích; ứng dụng trong tinh thể học protein.
Câu 14: Nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong cơ thể người? Nêu vai trò của nguyên tố đó đối với cơ thể người.
Trả lời:
- Nguyên tố phospho có hàm lượng thấp nhất trong cơ thể người
- Vai trò: là cầu nối canxi hấp thu vào cơ thể và vận chuyển canxi vào xương; là thành phần cấu tạo nên các tế bào DNA, RNA trong hệ gen của cơ thể; tham gia các hoạt động tạo năng lượng ATP, lọc chất thải của thận; tham gia vào sự co cơ và sự dẫn truyền thần kinh; tham gia vào quá trình hoạt hóa bạch cầu tại ổ viêm, làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Câu 15: Kể tên một số đối tượng mà ta có thể quan sát bằng mắt thường, bằng kính lúp, bằng kính hiển vi?
Trả lời:
- Quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì.
- Quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí.
- Quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, vi khuẩn.
Câu 16: Vì sao người ta thường sử dụng vàng và bạc để làm đồ trang sức?
Trả lời:
Vì vàng và bạc là kim loại dễ uốn, có thể đúc thành khuôn và dát mỏng dễ dàng nên thường được sử dụng để làm đồ trang sức.
Câu 17: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố B và N. Giải thích.
Trả lời:
Dựa vào bảng tuần hoàn ta biết được:
- Nguyên tố B thuộc nhóm IIIA nên nguyên tử B có 3 electron lớp ngoài cùng.
- Nguyên tố N thuộc nhóm VA nên nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng.
Câu 18: Tại sao nguyên tố flo được sử dụng trong nước sát trùng và hóa chất tẩy trắng?
Trả lời:
- Nguyên tố flo được sử dụng trong nước sát trùng và hóa chất tẩy trắng do tính chất oxy hóa mạnh mẽ của nó. Flo có khả năng tác động lên nhiều loại hợp chất hữu cơ và vô cơ, có tác dụng tẩy trắng hiệu quả và làm sạch bề mặt. Ngoài ra, flo có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp loại bỏ vi khuẩn và virus trong quá trình làm sạch và sát trùng.
- Tuy nhiên, cần sử dụng flo cẩn thận vì tính chất ăn mòn và độc hại của nó.
Câu 19: Em hãy tìm hiểu và trình bày về vai trò của sắt đối với cơ thể người.
Trả lời:
- Sắt là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ. Thiếu sắt gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên ốm yếu uể oải, thậm chí nếu lượng hồng cầu quá ít trong khi lượng bạch cầu nhiều hơn sẽ dẫn tới bệnh bạch cầu ác tính cực kì nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, sắt còn có vai trò vận chuyển oxygen trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể giúp não bộ hoạt động tốt và phát triển cơ bắp. Khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp sẽ khiến cho con người không đủ sức hoạt động. Việc thiếu hụt sắt có thể tác động không nhỏ đến hoạt động ghi nhớ của hệ thần kinh và gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, …
- Ngoài ra sắt còn đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch, góp phần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Vì thế chúng ta cần bổ sung đủ lượng sắt để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu sắt như: rau cải bó xôi, các loại hạt họ đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan,…), thịt bò, thịt lợn, thịt dê, bí ngô, cá, socola đen, …. Ngoài ra có thể bổ sung sắt qua các loại nước điện giải và thực phẩm chức năng.
Câu 20: Nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Trả lời:
- Giúp xác định các tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố: giúp chúng ta nắm được những thông tin cơ bản về các tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố hóa học.
- Xác định các xu hướng trong tính chất hóa học: giúp chúng ta nhận thấy các xu hướng và mối liên hệ giữa các tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ hoặc nhóm.
- Hỗ trợ trong việc dự đoán các tính chất của các hợp chất: giúp chúng ta dự đoán được một số tính chất của các hợp chất được tạo thành từ các nguyên tố hóa học.
- Hỗ trợ trong việc giải thích các hiện tượng hóa học: giúp chúng ta giải thích được một số hiện tượng hóa học như tính chất oxi hóa khử, phản ứng trao đổi ion, tính chất acid - base và các phản ứng hóa học khác.
- Đóng góp cho các lĩnh vực khác nhau trong khoa học và kỹ thuật: hóa học, vật liệu học, sinh học, y