Bài tập file word Vật lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 3: Tốc độ (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 3: Tốc độ (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: TỐC ĐỘ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Tốc độ được xác định như thế nào? Nêu công thức tính tốc độ.

Trả lời:

- Tốc độ chuyển động của một vật được xác định bằng chiều dài quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính tốc độ: v =  

Trong đó:+ v là tốc độ của vật.

+ s là quãng đường vật đi được.

+ t là thời gian vật đi hết quãng đường đó.

Câu 2: Ngoài công thức s = v.t, còn cách nào để xác định quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau hay không?

Trả lời:

Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.

Câu 3: Thiết bị bắn tốc độ dùng để làm gì?

Trả lời:

Thiết bị “bắn tốc độ” dùng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

Câu 4: Nêu cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.

Trả lời:

Dùng thước đo độ dài quãng đường s vật đi được bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.

Giữ xe tại vạch xuất phát rồi thả cho nó chuyển động xuống dốc. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc xe bắt đầu rời vạch xuất phát đến lúc xe chạm vạch đích.

Thực hiện ba lần đo, lấy giá trị trung bình của các phép đo.

Câu 5: Dùng cách nào để biết chuyển động đó nhanh hay chậm?

Trả lời:

- Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian. Chuyển động nào có quãng đường đi được dài hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

- Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường. Chuyển động nào có thời gian đi ngắn hơn, chuyển động đó nhanh hơn.

Câu 6: Cho đồ thị quãng đường - thời gian như hình. Tính tốc độ của vật.

Trả lời:

Tốc độ của vật là: v = s : t = 2,5 : 0,5 = 5 m/s

Câu 7: Sử dụng cổng quang điện để đo vận tốc chuyển động của vật có ưu điểm gì so với sử dụng đồng hồ bấm giây?

Trả lời:

Cách đo tốc độ chuyển động của vật bằng cổng quang điện có ưu điểm so với đồng hồ bấm giây là: đo thời gian chính xác, thời gian hiện trên máy đo, sai số ít.

Câu 8: Thiết bị bắn tốc độ khi sử dụng trong giao thông có ưu điểm gì?

Trả lời:

- Đo được tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông trên các đoạn đường, làn đường.

- Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, cho kết quả nhanh và chính xác cao.

- Có thể ghi lại được hình ảnh của đối tượng vi phạm.

Câu 9: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 h, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100 km. Tính tốc độ của ô tô ra km/h và m/s.

Trả lời:

Tốc độ đi của ô tô là:

v = s : t = 100 : 2 = 50 km/h

→ v = 50 : 3,6 = 13,89 m/s

Câu 10: Cho đồ thị quãng đường - thời gian sau:

  1. a) Xác định tốc độ của vật trong 5 s đầu.
  2. b) Xác định quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 7 s.

Trả lời:

  1. a) Từ đồ thị ta thấy:

Khi t = 5 s thì s = 30 cm = 300 m; t = 15 s thì s = 60 cm = 600 m.

→ Tốc độ của vật trong 5 giây đầu là v = s : t = 300 : 5 = 60 m/s

  1. b) Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 7 s là:

v = s : t → s = v . t = 60 . 7 = 420 m.

Câu 11: Tại sao trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây?

Trả lời:

Khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây vì nó cho độ chính xác cao.

Câu 12: Khi tham gia giao thông và di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện nên lưu ý những điều gì?

Trả lời:

Khi tham gia giao thông và di chuyển trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện nên lưu ý những điều sau đây: Di chuyển với tốc độ yêu cầu trên đường cao tốc, không nhanh quá, không chậm quá; chú ý quan sát khi vào hoặc ra khỏi đường cao tốc, khi tới những ngã rẽ; đi đúng làn đường của mình, không chuyển làn đột ngột; khi vượt xe cần quan sát, sử dụng đèn tín hiệu và không đột ngột giảm tốc độ; không dừng, đỗ xe giữa đường; không sử dụng điện thoại, đeo tai nghe khi đi trên đường cao tốc…

Câu 13: Trang đi bộ từ nhà đến công ty hết 24 phút với vận tốc 5,2 km/h. Tính quãng đường Trang đi từ nhà đến công ty.

Trả lời:

Ta có: 24 phút = 0,4 giờ

Quãng đường Trang đi từ nhà đến công ty là: v = s : t → s = v.t

→ s = 0,4 x 5,2 = 2,08 km.

Câu 14: Đồ thị quãng đường - thời gian có thể được áp dụng như thế nào trong việc quản lý giao thông đô thị hiệu quả?

Trả lời:

- Điều phối giao thông: Bằng cách xây dựng đồ thị quãng đường - thời gian, các nhà quản lý giao thông đô thị có thể tối ưu hóa luồng giao thông, xác định các tuyến đường chính để hướng dẫn phương tiện đi lại một cách hiệu quả và tránh ùn tắc giao thông.

- Dự đoán lưu lượng giao thông: Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian, các kỹ sư giao thông có thể dự đoán được lưu lượng giao thông tại các ngã tư, tuyến đường quan trọng, từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh giao thông phù hợp.

- Phân loại tuyến đường: Đồ thị quãng đường - thời gian cũng có thể được áp dụng để phân loại tuyến đường theo mức độ thông thoáng, năng suất vận chuyển, từ đó giúp cải thiện cấu trúc hạ tầng giao thông đô thị.

- Ưu tiên tuyến đường: Dựa trên thông tin từ đồ thị quãng đường - thời gian, nhà quản lý giao thông có thể ưu tiên cho các tuyến đường quan trọng, giảm thiểu thời gian di chuyển, cải thiện năng suất và an toàn giao thông.

- Điều chỉnh đèn giao thông: Các hệ thống đèn giao thông cũng có thể được điều chỉnh dựa trên thông tin từ đồ thị quãng đường - thời gian, giúp tối ưu hóa tín hiệu đèn giao thông và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Câu 15: Ngoài việc sử dụng trong thể thao, đồng hồ bấm giây còn được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

Trả lời:

- Quản lý thời gian: sử dụng để quản lý thời gian trong việc làm việc, học tập và thực hiện các hoạt động hàng ngày, giúp người dùng theo dõi thời gian dành cho mỗi hoạt động và làm việc đúng kế hoạch.

- Nấu ăn: sử dụng để đo thời gian nấu, nướng, hấp hoặc ngâm các nguyên liệu, giúp đảm bảo món ăn được chế biến đúng cách.

- Luyện tập và tập thể dục: sử dụng để thiết lập và theo dõi thời gian tập luyện, nghỉ giữa các bài tập, hoặc thiết lập các chu kỳ tập luyện hiệu quả.

- Quản lý công việc: sử dụng để đo thời gian làm việc trên từng nhiệm vụ cụ thể, giúp tăng cường hiệu suất làm việc.

- Điều chỉnh thời gian: sử dụng để đo thời gian giữa các sự kiện hoặc hoạt động, như thời gian đi lại, thời gian nghỉ giữa các công việc,...

Câu 16: Tốc độ tối đa mà người điều khiển ô tô được phép chạy trên cao tốc nước ta là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo các quy định trên, tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h. Như vậy, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h.

Câu 17: Vì sao ngồi trên máy bay có vận tốc khoảng 600 km/h, ta không có cảm giác gì, nhưng khi ngồi trên ô tô có vận tốc nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 60km/h, ta lại thấy xe đang chạy rất nhanh?

Trả lời:

- Ở trên máy bay với độ cao hàng ngàn mét, cảnh tượng bên ngoài hầu như chỉ có mây, dẫn đến cảm giác là khung cảnh không có sự thay đổi, từ đó không cảm nhận được tốc độ thực sự của máy bay.

- Còn khi ngồi trên ô tô, ta thấy mọi vật xung quanh thay đổi rất nhanh, khiến ta có cảm giác xe đang chạy nhanh.

- Hành khách chỉ có thể cảm nhận được tốc độ khi máy bay đang cất cánh. Một khi máy bay đạt tới độ cao ổn định, những cảm nhận về tốc độ trở nên không còn rõ ràng.

Câu 18: Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chính xác của việc đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ.

Trả lời:

Sự chính xác của việc đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

- Điều kiện thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị bắn tốc độ, đặc biệt là trong điều kiện mưa, tuyết hoặc sương mù.

- Loại thiết bị: Sự chính xác phụ thuộc vào loại thiết bị bắn tốc độ được sử dụng, có thể là radar hoặc laser. Mỗi loại thiết bị có những ưu điểm và hạn chế riêng, ảnh hưởng đến sự chính xác của việc đo tốc độ.

- Điều chỉnh và vận hành: Sự chính xác cũng phụ thuộc vào cách thiết lập và vận hành của thiết bị, bao gồm cách định vị, góc đo, và cách sử dụng của người vận hành.

- Kỹ thuật đo: Kỹ thuật đo tốc độ cũng quan trọng để đảm bảo sự chính xác, bao gồm tính toán khoảng cách, góc đo, và ta dụng sóng từ thiết bị đo để xác định vận tốc.

- Nguồn năng lượng và bảo dưỡng: Sự chính xác của thiết bị bắn tốc độ cũng phụ thuộc vào việc bảo dưỡng định kỳ và nguồn cung cấp năng lượng đầu vào.

Câu 19: Lúc 6 giờ sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 phút đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện  với B trong 5 phút. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 giờ 30 phút nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 giờ 30 phút .

  1. a) Em hãy lập bảng quãng đường đi được theo thời gian của A
  2. b) Từ bảng vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 phút đi từ nhà đến công viên?
  3. c) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 phút đầu và 10 phút cuối của hành trình?

Trả lời:

  1. a)Lập bảng quãng đường đi được theo thời gian:

Thời gian (phút)

0

15

20

30

Quãng đường đi được (m)

0

1000

1000

2000

  1. b) Vẽ đồ thị:
  1. c) Tốc độ của A trong 15 phút đầu:

Tốc độ của A trong 10 phút cuối:

Vậy trong 15 phút đầu bạn A đi với tốc độ 4 km/h, trong 10 phút cuối đi với tốc độ 3 km/h.

Câu 20: Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A, B cách nhau

180km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A đến B là 40km/h, vận tốc của xe đi từ B đến A là 32km/h.

  1. a) Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ.
  2. b) Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km?

Trả lời:

 

  1. a) Quãng đường xe đi từ A đến thời điểm 8h là :

          SAC  = 40.1 = 40 km

   Quãng đường xe đi từ B đến thời điểm 8h là :

          SBD  = 32.1 = 32 km

   Vậy khoảng cách 2 xe lúc 8 giờ là :

         SCD = SAB -  SAC -  SBD  = 180 - 40 - 32 = 108 km.

  1. b) Gọi t là khoảng thời gian 2 xe từ lúc bắt đầu đi đến khi gặp nhau, Ta có.

 Quãng đường từ A đến khi gặp nhau là :

          SAE = 40.t    (km)

 Quãng đường từ B đến khi gặp nhau là :

          SBE = 32.t    (km)

Mà : SAE  +  SBE =  SAB  hay 40t + 32t  = 180 => 72t = 180  =>  t = 2,5 giờ.

Vậy

-   Hai xe gặp nhau lúc : 7 + 2,5 = 9,5 (h)   hay  9h 30 ph

-  Quãng đường từ A đến điểm gặp nhau là :SAE =  40. 2,5 =100 km.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài: Ôn tập chủ đề 3 (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay