Bài tập file word Vật lí 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 6: Từ (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 6: Từ (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: TỪ
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Nam châm là gì?
Trả lời:
Nam châm là những vật có từ tính có thể hút được các vật bằng sắt, thép,…
Câu 2: Nêu khái niệm từ phổ.
Trả lời:
Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.
Câu 3: La bàn có cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
La bàn thường gồm:
- Một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ.
- Một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định.
- Một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm.
Câu 4: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện.
Trả lời:
Ví dụ: Khi lắp 2 pin, nam châm điện hút được nhiều ghim giấy hơn so với khi lắp 1 pin.
Câu 5: Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua cuộn dây, làm thế nào để xác định các cực của nam châm này?
Trả lời:
Cách xác định:
- Áp dụng quy tắc Bàn tay phải: nắm tay phải sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng cuộn dây.
- Tiếp tục áp dụng quy ước về hướng của đường sức từ: vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc để xác định các cực của nam châm.
Câu 6: Lấy một số ví dụ về thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu.
Trả lời:
Ví dụ: Một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu: Loa, cảm biến, thiết bị lò vi sóng, thiết bị điều khiển tự động,...
Câu 7: Không gian quanh nam châm và dòng điện giống nhau ở điểm nào?
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa không gian quanh nam châm và dòng điện là không gian đó đều có từ trường.
Câu 8: Kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam. Giải thích.
Trả lời:
Do Trái Đất cũng được coi là một nam châm khổng lồ nên khi đặt nam châm tự do, xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì kim nam châm vẫn luôn nằm cân bằng theo hướng của Trái Đất (hướng Bắc – Nam).
Câu 9: Nam châm điện hoạt động theo nguyên lý nào?
Trả lời:
- Khi mắc một cuộn dây với nhiều vòng quấn vào nguồn điện, dòng điện sản sinh ra một điện trường E trong các vòng quấn. Khi dòng điện chạy qua các vòng quấn biến đổi của điện trường trong các vòng quấn sinh ra một từ trường B vuông góc với điện trường E. Từ trường của một nam châm điện có thể hút hoặc đẩy các vật liệu từ.
- Khi ngắt dòng điện thì từ trường này biến mất, vậy chỉ khi có dòng điện thì cuộn dây mới trở thanh một nam châm điện.
- Từ trường của cuộn dây tùy thuộc vào số từ cảm cuộn dây và dòng điện trong cuộn dây. Từ cảm cuộn dây tỉ lệ thuận với chiều dài, số vòng quấn và tỉ lệ nghịch với diện tích của cuộn dây đó.
- Khi đặt lõi sắt hoặc lõi thép vào trong một ống dây và cho dòng điện chạy qua ống dây, lõi sắt hoặc lõi thép bị nhiễm từ trở thành một nam châm và làm tăng tác dụng từ của ống dây.
Câu 10: Khi đưa nam châm lại gần một chiếc áo, ta thấy chiếc áo bị hút. Hãy chỉ ra các chi tiết nào trên áo có thể có tương tác với nam châm.
Trả lời:
Chi tiết trên áo có thể tương tác với nam châm là cúc áo làm bằng sắt hoặc thép.
Câu 11: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
Trả lời:
Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
Câu 12: Nơi nào ở Trái Đất có từ trường mạnh nhất và yếu nhất?
Trả lời:
- Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
- Từ trường trái đất yếu nhất được ghi nhận ở khu vực Đại Tây Dương, đặc biệt tại vùng nhật nguyệt (South Atlantic Anomaly) kế đông Nam Brazil và đông Nam Nam Phi. Trong khu vực này, lực từ trường của Trái Đất mạnh khoảng 30% so với các vùng khác trên trái đất.
Câu 13: Việc suy giảm cường độ từ trường toàn cầu gây hậu quả như thế nào?
Trả lời:
- Các thiết bị điện tử được sử dụng hàng ngày dễ bị hư hỏng.
- Dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng trong liên lạc giữa các thiết bị điện tử.
- Ảnh hưởng đến chất lượng truyền tín hiệu không dây, khiến tín hiệu bị yếu, mất hoặc sai lệch.
- Những ảnh hưởng khác đến hoạt động bình thường của thiết bị điện tử. Ví dụ, xảy ra lỗi trong việc dẫn đường của la bàn và độ chính xác của thiết bị định vị cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Câu 14: Nam châm điện được áp dụng như thế nào trong việc tạo ra và kiểm soát tự động hóa trong các hệ thống công nghiệp?
Trả lời:
Nam châm điện được sử dụng trong việc tạo ra và kiểm soát tự động hóa trong các hệ thống công nghiệp thông qua sự kiểm soát cường độ và hướng của lực từ từ nam châm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh dòng điện đi qua nam châm điện để tạo ra lực từ cần thiết và thay đổi hướng của lực từ bằng cách thay đổi hướng dòng điện. Công nghệ này được áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng như robot công nghiệp, cơ điện tử tự động hóa, và các hệ thống sản xuất công nghiệp khác.
Câu 15: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, hãy nêu một phương án đơn giản dùng kim nam châm để kiểm tra pin còn sử dụng được hay không?
Trả lời:
Nối dây dẫn với hai cực của pin, sau đó đưa kim nam châm đặt tự do trên trục nhọn lại gần dây dẫn, chờ cho kim nam châm cân bằng, nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu thì trong dây dẫn có dòng điện hay pin còn sử dụng được.
Câu 16: Nam châm đất hiếm thường được dùng để làm gì?
Trả lời:
- Rất nhiều loại máy móc đã được tạo ra bởi nam châm đất hiếm để phục vụ cuộc sống con người và những quá trình sản xuất. Cơ năng sẽ được chuyển hóa thành điện năng, điện năng chuyển hóa thành thế năng nhờ nam châm đất hiếm. Khi dùng trong máy phát điện, nam châm đất hiếm chính là nam châm vĩnh cửu để duy trì hoạt động cho máy.
- Chúng cũng xuất hiện trong một số chế phẩm phân bón, nhằm tăng khả năng chịu đựng và năng suất cây trồng. Công nghệ tuyển khoáng cũng có sự tham gia của nam châm đất hiếm. Nam châm đất hiếm có khả năng chống mối mọt, bảo vệ những đồ nội thất hoặc công trình thi công...
- Một số ứng dụng khác như dùng chế tạo đèn carton cho các thiết bị TV, làm thành phần xúc tác trong dây chuyền công nghệ lọc dầu; làm vật liệu siêu dẫn và phát quang; dùng trong dây chuyền xử lý ô nhiễm môi trường...
- Nam châm đất hiếm hiện nay còn trở thành phụ tùng của các loại xe đạp, xe máy, máy phát điện, xe lăn điện...
- Với điều kiện ở những vùng nông thôn, vùng biển đầy gió như nước ta, nam châm đất hiếm còn được sử dụng để tạo nên các tuabin gió. Ngoài ra chúng cũng được ứng dụng để chế tạo máy phát điện chạy bằng sức gió.
Câu 17: Từ trường tác dụng lực lên đâu?
Trả lời:
Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó.
Câu 18: Nêu cách xác định hướng địa lý của một đối tượng bằng la bàn.
Trả lời:
- Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn.
- Chọn đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí.
- Đặt la bàn trên mặt phẳng ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.
- Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.
Câu 19: Làm thế nào để chế tạo nam châm điện đơn giản?
Trả lời:
Dụng cụ: Đoạn dây đồng (được sơn cách điện bên ngoài) đường kính 0,2 mm, 1 đinh sắt, dây dẫn, nguồn điện (5 – 6 quả pin), 1 công tắc.
Các bước:
- Bước 1: Dùng đoạn dây đồng quấn xung quanh đinh sắt, nối hai đầu dây với nguồn điện qua một công tắc như hình vẽ.
- Bước 2: Lần lượt thực hiện các động tác:
+ Đóng/ngắt công tắc điện, kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không? Bằng cách để các vật có từ tính gần nam châm điện, nếu nam châm điện hút được các vật có từ tính, tức là có từ trường và ngược lại.
+ Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện để kiểm tra độ lớn của lực từ của nam châm điện có thay đổi không?
+ Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều của từ trường có thay đổi không?
Câu 20: Kể tên một số dạng nam châm thông dụng.
Trả lời:
Một số dạng nam châm thông dụng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm, nam châm đất hiếm (loại tròn).
=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần vật lí bài: Ôn tập chủ đề 6 (1 tiết)