Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 9: Tuỳ bút và tản văn (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Tuỳ bút và tản văn (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 9
TUỲ BÚT VÀ TẢN VĂN
Câu 1: Bố cục tác phẩm Người đợi trước hiên nhà chia làm mấy phần.
Trả lời:
Chia văn bản làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
- Đoạn 3: còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của Dì
Câu 2: Em hãy nêu hoàn cảnh nhân vật dì bảy
Trả lời:
- Mới lấy nhau được 1 tháng, Dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết à Đôi người đôi ngả
- Cuối năm 1975 gia đình nhận được giấy báo tử: dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng à Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, dì dượng đã phải chia ly mãi mãi.
Câu 3: Tìm chi tiết nói lên phẩm chất thủy chung, yêu thương chồng con của dì Bảy
Trả lời:
+ Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
+ Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn rung động.
- Dù cho có cô đơn, lẻ loi dì Bảy vẫn một lòng thủy chung với người chồng đã khuất của mình
- Dì Bảy là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho phẩm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng hi sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình, nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 4: Dượng bảy có số phận đau thương như thế nào?
Trả lời:
- Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.
- Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
- Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân. Chiến đấu để giải phóng dân tộc, để nhân dân được bình yên hạnh phúc. Nhưng lại không có cái may mắn được chứng kiến ngày đất nước được giải phóng
Câu 5: Tìm chi tiết nói lên phẩm chất yêu thương gia đình của dượng Bảy
Trả lời:
- Thỉnh thoảng dượng lại gửi thư về, lá thư được gói trong bọc ni-lông bé tí
- Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn
- Khi bị lỡ mất chuyến xe về thăm gia đình. Dượng nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì chiếc nón bài thơ.
- Dượng Bảy luôn nhớ tới gia đình, luôn nhớ tới người vợ tảo tần, phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.
Câu 6: Văn bản Người đợi trước hiên nhà được mở đầu với hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó có tác động như thế nào đối với nhân vật trong bài viết.
Trả lời:
Văn bản mở đầu bằng hoàn cảnh lịch sử đất nước năm 1954 - thời kì cam go của đất nước đang phải chống chọi với thực dân Pháp. Chính hoàn cảnh ấy, đã gợi lên sự mất mát, đau thương của thời đại lịch sử.
Câu 7: Em hãy giới thiệu vài nét về nhà văn Thép Mới.
Trả lời:
- Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc.
- Quê ở quận Tây Hồ, Hà Nội nhưng sinh ra ở Nam Định.
- Sáng tác phong phú: báo chí, bút ký, thuyết minh phim.
- Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân.
- Tác phẩm chính: Cây tre Việt Nam, Kháng chiến sau lũy tre trên đồng lúa, Trung thu độc lập, …
Câu 8: Em hãy tóm tắt văn bản Cây tre Việt Nam bằng đoạn văn ngắn
Trả lời:
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.
Câu 9: Tìm những đặc điểm của cây tre nêu trong văn bản.
Trả lời:
- Đặc điểm của cây tre:
+ Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt
+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn
+ Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
Câu 10: Cây tre với con người gắn bó thế nào trong lao động sản xuất
Trả lời:
- Trong lao động, sản xuất:
+ Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn
+ Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
+ Tre là cánh tay của người nông dân
+ Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay
+ Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày
+ Tre buộc chặt những tình cảm chân quê
+ Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già
+ Tre chung thủy
Câu 11: Từ Hán Việt là gì?
Trả lời:
Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.
Câu 12: Tìm nhanh các từ Hán Việt có các yếu tố sau: nhân (người), đại (lớn).
Trả lời:
- Nhân: thi nhân, văn nhân, nhân mã, nhân ngư, danh nhân, doanh nhân, thành nhân, nam nhân, nữ nhân, nhân loại, nhân cách, nhân tính, chúng nhân, nhân tài, cố nhân, cổ nhân,
- Đại: đại thắng, đại bại, đại tướng, đại tá, đại úy, đại thủy, đại gia, đại vương, đại đế, đại nghiệp, đại ca, đại huynh, đại tỷ, đại bá, đại hà, đại san, đã vũ, đại nạn, đại dịch, đại nhân…
Câu 13: Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống:
-
gặp gỡ, yết kiến
- Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào… .
-
hy sinh, mất
- Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
-
bênh vực, bão chữa
- Luật sư đang… cho bị cáo tại phiên tòa.
- Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã… cho tôi.
-
anh em, huynh đệ
- … nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
- … tương tàn.
Trả lời:
-
gặp gỡ, yết kiến
- Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến.
-
hy sinh, mất
- Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
-
bênh vực, bão chữa
- Luật sư đang bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
- Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã bênh vực cho tôi.
-
anh em, huynh đệ
- Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
- Huynh đệ tương tàn.
Câu 14: Tìm và giải thích từ đồng nghĩa trong các câu sau:
-
Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
-
Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
-
Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
Trả lời:
-
– “tiên triều”: đời trước
– “Hàn sĩ”: người học trò nghèo
-
– “khoan dung”: rộng lòng tha thứ, bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của người khác
– “hiếu sinh”: quý trọng sinh mệnh, tránh động đến sự sống của vạn vật
-
“nghĩa khí”: chí khí của người hay làm việc nghĩa
Câu 15: Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.
Trả lời:
Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái. Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ so sánh để nhắc nhở con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong môi trường sung sướng, hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.
Câu 16: Tóm tắt văn bản Trưa tha hương bằng đoạn văn ngắn.
Trả lời:
“Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên.
Câu 17: Bố cục tác phẩm Trưa tha hương chia làm mấy phần
Trả lời:
Chia văn bản thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “xanh dịu trên rèm cửa”: Tình huống, địa điểm, thời gian của câu chuyện
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nguyên vẹn trong câu hát ru em”: Những âm thanh quen thuộc đưa nhân vật trở về với những kỉ niệm xưa cũ ở quê hương.
- Đoạn 3: Còn lại: Câu hát ru quen thuộc, đầy kí ức về quê hương
Câu 18: Bối cảnh của văn bản Trưa tha hương là gì?
Trả lời:
- Bài tùy bút Trưa tha hương viết về chuyện không gian ở Chúp khiến nhân vật "tôi" nhớ nhà.
- Đề tài: sự thân thuộc của cố hương.
- Bối cảnh của câu chuyện đặc biệt ở chỗ nó không phải ở Việt Nam mà là ngoại quốc.
Câu 19: Tiếng hát ru đã gợi lên tình cảm gì của nhân vật tôi?
Trả lời:
→ Những âm thanh quen thuộc ở quê hương vẫn còn mãi trong tâm hồn những người con xa xứ, dù đi tới đâu, ở bất cứ nơi nào vẫn nhớ tới quê hương thân yêu của mình.
Câu 20: Các yếu tố về bối cảnh như địa điểm, không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện nêu trong bài có liên quan như thế nào với sự kiện nghẹ tiếng hát ru xứ Bắc?
Trả lời:
Các yếu tố về bối cảnh nêu trong bài tập có liên quan rất nhiều đến sự kiện nghe tiếng hát ru: Vào một buổi trưa nắng đẹp, không gian tĩnh lặng; ở một nơi xa quê hương, bên kia bờ Cửu Long Giang (Campuchia), trong một “căn phòng tối mát”, “Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa … rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay động tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa.”, … Toàn bộ bối cảnh ấy tạo nền cho sự xuất hiện của tiếng ru, rất phù hợp cho tiếng ru cất lên từ một người đang tha hương và gợi cho người ta nhớ về quê hương,...
=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 1 - Cây tre Việt Nam