Bài tập file word Vật lí 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Tính chất từ của chất (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Tính chất từ của chất (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: TÍNH CHẤT TỪ CỦA CHẤT
(PHẦN 1 - 20 CÂU)
Câu 1: Nam châm tác dụng lên các vật như thế nào?
Trả lời:
- Nam châm hút được vật liệu bằng sắt, thép, cobalt, nickel, …. Sắt, cobalt, nickel… được gọi là những vật liệu từ.
- Nam châm hầu như không hút các vật liệu làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về từ phổ?
Trả lời:
- Trong từ trường của thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp theo các đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm, dày nhất ở các cực từ của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.
- Hình ảnh các đường được tạo ra bởi mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ..
Câu 3: La bàn dùng để làm gì?
Trả lời:
La bàn giúp con người tìm hướng địa lí, đặc biệt giúp các thủy thủ hay ngư dân đi trên biển tìm đúng phương hướng địa lí khi di chuyển tàu, thuyền.
Câu 4: Lực từ là gì?
Trả lời:
Lực hút giữa các thanh nam châm được gọi là lực từ.
Câu 5: Nêu cấu tạo của nam châm điện. Làm cách nào để thay đổi lực hút của nam châm điện?
Trả lời:
- Cấu tạo của nam châm điện: cuộn dây dẫn bao quanh một lõi sắt
- Thay đổi lực hút của nam châm điện bằng cách thay đổi dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm.
Câu 6: Nếu hai thanh kim loại hút nhau thì có phải nam châm không?
Trả lời:
Hai thanh kim loại này đều bị nhiễm điện nên mới có thể hút nhau. Không nhất thiết là hai thanh kim loại này là nam châm vì cũng không đẩy nhau.
Câu 7: Nêu ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu.
Trả lời:
- Ưu điểm lớn nhất của loại nam châm điện chính là lực từ có thể thay đổi một cách nhanh chóng bằng sự kiểm soát dòng điện. Tuy nhiên, nó cần có một dòng điện ổn định để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
- Tiết kiệm được chi phí nhân công, năng suất, hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần.
Câu 8: Vùng nào của Trái Đất có từ trường mạnh nhất?
Trả lời:
Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.
Câu 9: Em biết các dạng nam châm nào?
Trả lời:
Một số dạng nam châm thông dụng: nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm, nam châm đất hiếm (loại tròn).
Câu 10: Nêu một số ví dụ về các ứng dụng của từ trường trong công nghệ.
Trả lời:
Ví dụ: máy quang trường hợp, máy in trường từ, đầu đọc và ghi dữ liệu từ, máy photocopy, điện thoại di động,....
Câu 11: Nêu nguyên lý hoạt động của la bàn.
Trả lời:
La bàn là một dụng cụ gồm kim nam châm có hai cực bắc - nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất mà dù đặt ở bất cứ đâu song song với trái đất, chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng bắc, từ hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là đông và tây.
Câu 12: Vì sao đầu của tournevis lại có từ tính?
Trả lời:
Do các con ốc rất nhỏ nên người ta chế tạo đầu của vặn đinh ốc có từ tính để đầu của vặn đinh ốc hút được các con ốc, từ đó con ốc không bị rơi và sử dụng tournevis xoáy ốc vào các bộ phận dễ dàng hơn.
Câu 13: Kể tên các vật ta có thể sử dụng để phát hiện từ trường.
Trả lời:
Các vật ta có thể sử dụng để phát hiện từ trường: Kim nam châm, dây dẫn mang dòng điện.
Câu 14: Ngoài Trái Đất, em còn biết hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có từ trường?
Trả lời:
Hành tinh trong hệ Mặt Trời có từ trường: Thủy Tinh, Mộc Tinh, Hỏa Tinh.
Câu 15: Nam không cẩn thận làm hộp đinh nhỏ bị rơi, các đinh nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường. Em hãy đề xuất biện pháp giúp Nam tìm lại những chiếc đinh rơi.
Trả lời:
Lấy một thanh nam châm lớn đưa lại gần xung quanh hộp đinh bị rơi, khu vực nào bị nam châm tương tác thì khu vực đó có đinh nhỏ.
Câu 16: Nêu ưu nhược điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu.
Trả lời:
- Ưu điểm lớn nhất của loại nam châm điện chính là lực từ có thể thay đổi một cách nhanh chóng bằng sự kiểm soát dòng điện. Tuy nhiên, nó cần có một dòng điện ổn định để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
- Tiết kiệm được chi phí nhân công, năng suất, hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Ở nhiều vị trí trong sản xuất chế biến thép, nam châm điện là thiết bị không thể thiếu. Ngoài ra, dễ dàng hoạt động đóng – nhả từ rất linh hoạt lên nâng cao năng suất lao động dẫn đến tiết kiệm chi phí rất lớn.Các cuộn(tấm) thép có thể được hút- nhả và được kiểm soát bởi tủ điều khiển nếu dòng điện bỗng nhiên vì một nguyên nhân nào đó bị ngắt đi thì ở tủ điều khiển vẫn tích một lượng điện tích nhất định để cho chúng ta có thể hạ cuộn(tấm) thép xuống.
- Khác với nam châm vĩnh cửu có cảm ứng từ cố định, nam châm điện có cảm ứng từ có thể thay đổi được nhờ việc điều khiển dòng điện chạy qua cuộn dây.
Câu 17: Hành tinh nào có từ trường mạnh nhất trong hệ Mặt Trời?
Trả lời:
Mộc Tinh có từ trường mạnh nhất trong hệ Mặt Trời.
Câu 18: Tại sao nam châm có thể đảo cực?
Trả lời:
Nam châm có thể đảo cực vì các nguyên tử trong nó có thể quay. Khi các nguyên tử quay, chúng tạo ra một từ trường. Nếu các nguyên tử quay theo một hướng, thì nam châm sẽ có cực bắc và cực nam. Nếu các nguyên tử quay theo hướng ngược lại, thì nam châm sẽ đảo cực.
Câu 19: Việc suy giảm cường độ từ trường toàn cầu gây ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
- Sự suy yếu của từ trường có thể gây ra một loạt hiệu ứng, trong đó có sự gia tăng gió Mặt Trời và tia vũ trụ.
- Các tia vũ trụ năng lượng cao có thể xuyên qua các sinh vật sống và gây ra tác động tàn phá lên các mô của con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác. Các tia vũ trụ cũng có thể tác động đến bầu khí quyển Trái Đất, gây ra các vấn đề về bức xạ ở độ cao lớn và tăng cường tia cực tím, gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái.
Câu 20: Trong thế kỷ 21 với công nghệ hiện đại, la bàn còn có ích không?
Trả lời:
- Trong hoạt động dã ngoại và leo núi: La bàn vẫn được sử dụng để định hướng và định vị trong các hoạt động leo núi, và các hoạt động dã ngoại khác.
- Định hướng trên biển: Trên các tàu biển và tàu cá, la bàn vẫn được sử dụng như một phương tiện định hướng truyền thống.
- Trong môi trường tự nhiên: Trong một số trường hợp, la bàn vẫn là một công cụ quan trọng cho các nhà thám hiểm và nhà nghiên cứu môi trường để định vị và định hướng trong môi trường tự nhiên.
- Trong các tình huống khẩn cấp: Trong trường hợp mất hướng do mất điện thoại hoặc GPS, la bàn có thể trở thành một công cụ quan trọng để định hướng.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài tập (chủ đề 7)