Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 1 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 1 (P2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V

ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 2)

Câu 1: Giai cấp tư sản châu Âu tích luỹ được số vốn ban đầu nhờ vào:

  • A. các cuộc phát kiến địa lí.
  • B. buôn bán ở thành thị trung đại.
  • C. bóc lột sức lao động của nông nô.
  • D. sản xuất nông nghiệp trong lãnh địa.

Câu 2: Trong các cuộc phát kiến địa lí, đế xác định phương hướng, các nhà thám hiểm đã sử dụng thiết bị nào?

  • A. Thuyền buồm.
  • B. Súng hoả mai.
  • C. Thuyền Ca-ra-ven.
  • D. La bàn.

Câu 3: Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: “Trái Đất…”

  • A. là trung tâm của vũ trụ.
  • B. quay xung quanh Mặt Trăng.
  • C. đứng yên, không chuyển động.
  • D. quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 4: Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng; họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa mới. Đó là:

  • A. nguyên nhân của phong trào văn hoá Phục hưng.
  • B. đặc điểm của phong trào văn hoá Phục hưng.
  • C. hệ quả của phong trào văn hoá Phục hưng.
  • D. mục đích của phong trào văn hoá Phục hưng.

Câu 5: Dưới tác động của các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV – XVI), tôn giáo nào mới được du nhập vào Việt Nam?

  • A. Phật giáo.
  • B. Thiên Chúa giáo.
  • C. Đạo Do Thái.
  • D. Đạo Hồi.

Câu 6: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia cho thành phần nào nhiều nhất?

  • A. Những người thân trong gia đình.
  • B.  Phân đều cho mọi người.
  • C. Dòng tộc của mình.
  • D. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

Câu 7: Lãnh địa phong kiến là gì?

  • A. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.
  • B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
  • C. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự.
  • D. Vùng đất rộng lớn của nông dân.

Câu 8: Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh:

  • A. Đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.
  • B. Đế quốc La Mã đã bị diệt vong.
  • C. Các lãnh địa của lãnh chúa đang hình thành.
  • D. Quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nóng nó diễn ra mạnh mẽ.

Câu 9: Vương quốc Phơ-răng sau này phát triển thành nước nào?

  • A. Mỹ, Pháp Đức.
  • B. Pháp, Đức, Anh.
  • C. Anh, Tây Ban Nha, Đức.
  • D. Đức, I-ta-li-a, Pháp.

Câu 10: Cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

  • A. Lăng lữ, quý tộc.
  • B. Thương nhân, quý tộc.
  • C. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
  • D. Công nhân, quý tộc.

Câu 11: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

  • A. Va-xcô đơ Ga-ma
  • B. C. Cô-lôm-bô.
  • C. Ph. Ma-gien-lan
  • D. B. Đi-a-xơ

Câu 12: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?

  • A. Đường bộ.                                 
  • B. Đường biển.
  • C. Đường hàng không.                  
  • D. Đường sông.

Câu 13: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?

  • A. Đi sang hướng đông.
  • B. Đi về phía tây.
  • C. Đi xuống hướng nam.  
  • D. Ngược lên hướng bắc.

Câu 14: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:

  • A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.
  • B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.
  • C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.
  • D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.

Câu 15: Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là: 

  • A. “Những con người khổng lồ”.
  • B. “Những con người sáng tạo”.
  • C. “Những con người vĩ đại”.
  • D. “Những con người tài năng”.

Câu 16: “Ông cho rằng Mặt Trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là một trong vô số thái dương hệ”. Ông là ai?

  • A. Cô-péc-ních
  • B. Bru-nô
  • C. Đê-các-tơ
  • D. Ga-li-lê.

Câu 17: Vì sao sự xuất hiện của các thành thị trung đại lại thúc đẩy sự xác lập chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu? 

  • A. Yêu cầu thống nhất thị trường dân tộc để sản xuất, buôn bán thuận lợi.
  • B. Yêu cầu lực lượng nhân công lớn cho sản xuất.
  • C. Yêu cầu xác lập quyền lực tầng lớp thương nhân.
  • D. Yêu cầu xác lập vai trò của nhà vua chuyên chế.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

  • A. Là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
  • B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
  • C. Là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
  • D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 19: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

  • A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
  • B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.
  • C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.
  • D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Câu 20: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XIV – XVII.
  • B. Giữa thế kỉ XIV – XVII.
  • C. Cuối thế kỉ XIV-XVII.
  • D. Đầu thế kỉ XIV – XVII.

Câu 21: Đâu là tên một thành thị ở xã hội phong kiến Tây Âu:

  • A. Bô-lô-ha.
  • B. Săm-pa-nhơ.
  • C. Vê-nê-xi-a.
  • D. Ox-phớt. 

Câu 22: Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn tồn tại đến ngày nay là:

  • A. Thành phố cổ.
  • B. Trường đại học.
  • C. Hội chợ.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Từ năm 1518 đến năm 1850 có khoảng bao nhiêu người da đen bị bán làm nô lệ cho Châu Mỹ?

  • A. Gần 9 000 000 người
  • B. Gần 10 000 000 người
  • C. Gần 11 000 000 người
  • D. Gần 12 000 000 người

Câu 24: “Trong đời sống của mỗi người, cái nghĩa vụ vĩ đại là đối với Tổ quốc” là câu nói của ai?

  • A. Xéc-van-tét
  • B. Ma-ki-a-vê-li
  • C. Cô-péc-ních
  • D. Giăng Can-vanh

Câu 25: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là:

  • A. Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
  • B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể.
  • C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa.
  • D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay