Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 2 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 2 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI

Câu 1: Tử Cấm Thành – một công trình biểu tượng của Trung Quốc nhưng lại gắn với tên tuổi của một người Việt là:

  • A. Nguyễn Hiền.
  • B. Nguyễn An.
  • C. Nguyễn Trãi.
  • D. Nguyễn Du.

Câu 2: Bộ phim Tây Du Kí (sản xuất năm 1986) được lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nào?

  • A. Thi Nại Am.
  • B. La Quán Trung.
  • C. Tào Tuyết Cần.
  • D. Ngô Thừa Ân.

Câu 3: Ông vua kiệt xuất của vương triều Mô-gôn là A-cơ-ba đã thực hiện:

  • A. khuyến khích cự bóc lột của quý tộc đối với người dân.
  • B. ngăn cấm các hoạt động sáng tạo văn hóa và nghệ thuật.
  • C. thực hiện nghiêm khắc chế độ phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
  • D. cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

Câu 4: Cho các dữ liệu sau:

- Là công trình kiến trúc Phật giáo; gồm 31 hang động, chủ yếu được xây dựng từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII.

- Năm 1983, công trình này được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa thế giới.

Những dữ liệu trên đề cập đến công trình kiến trúc nào của Ấn Độ?

  • A. Đền Kha-giu-ha-rô.
  • B. Đền Tát-ma-han.
  • C. Bảo tháp San-chi.
  • D. Chùa hang A-gian-ta.

Câu 5: Sản phẩm thủ công nổi tiếng nào dưới thời nhà Minh được mô tả “ trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy, vang như chuông”?

  • A. Tranh thêu.
  • B. Lụa tơ tằm.
  • C. Đồ sứ.
  • D. Đồ mộc.

Câu 6: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

  • A. Thời Thanh.
  • B. Thời Tống.
  • C. Thời Nguyên.
  • D. Thời Minh.

Câu 7: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuất nông nghiệp như thế nào?

  • A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.
  • B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.
  • C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ.
  • D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.

Câu 8: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

  • A. Đạo giáo.
  • B. Tôn giáo dân gian Trung Quốc.
  • C. Phật giáo.
  • D. Nho giáo.

Câu 9: Thương cảng nào trong thời Minh - Thanh trở thành trung tâm buôn bán sầm uất với nước ngoài?

  • A. Tô Châu.
  • B. Tùng Giang.
  • C. Quảng Châu.
  • D. Thượng Hải.

Câu 10: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

  • A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
  • B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
  • C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
  • D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.

Câu 11: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  • A. Chữ Hin-đu.
  • B. Chữ Phạn.
  • C. Chữ Nho.
  • D. Chữ tượng hình.

Câu 12: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là:

  • A. A-cơ-ba.
  • B. A-sô-ca.
  • C. Sa-mu-dra-gup-ta.
  • D. Mi-bi-ra-cu-la.

Câu 13: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?

  • A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
  • B. Vương triều Mô-gôn.
  • C. Vương triều Gúp-ta.

Câu 14: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

  • A. Pháp.
  • B. Anh.
  • C. Tây Ban Nha.
  • D. Đức.       

Câu 15: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?

  • A. Đạo Phật.
  • B. Đạo Thiên Chúa.
  • C. Đạo Hin-đu.
  • D. Đạo Bà La Môn.

Câu 16: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

  • A. Đều là vương triều của người nước ngoài.
  • B. Cùng theo đạo Hồi.
  • C. Cùng theo đạo Phật.
  • D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 17: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao? 

  • A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.
  • B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
  • C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
  • D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.

Câu 18: Hai bộ sử thi tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại là:

  • A. Mahabharata và Ramayana.
  • B. Ramayana và Kalidasa.
  • C. I-đi-át và Ô-đi-xê.
  • D. Kalidasa và Mahabharata.

Câu 19: Người Ấn Độ xưa thích và hay sưu tầm đồ gì nhất?

  • A. Quần áo.
  • B. Thức ăn.
  • C. Trang sức.
  • D. Đồ gốm.

Câu 20: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hindu của Ấn Độ?

  • A. Chùa Một Cột.
  • B. Ngọ Môn (Huế).
  • C. Tháp Phổ Minh.
  • D. Thánh địa Mĩ Sơn.

Câu 21: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán? 

  • A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ.
  • B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương.
  • C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý.
  • D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

Câu 22: Đâu không phải là tác phẩm nằm trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc?

  • A. Thủy hử.
  • B. Thần điêu đại hiệp.
  • C. Tây du ký.
  • D. Hồng lâu mộng.

Câu 23: “Con đường tơ lụa” là tuyến đường giao thương kết nối hai phương nào?

  • A. Đông - Tây.
  • B. Đông - Nam.
  • C. Đông - Bắc.
  • D. Bắc – Tây.

Câu 24: “Tứ đại phát minh” của Trung Quốc bao gồm các thành tựu về kĩ thuật nào sau đây? 

  • A. Thuốc nhuộm, mực in, giấy vẽ, đúc tiền.
  • B. Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.
  • C. Luyện sắt, đúc đồng, chế tạo súng, giấy.
  • D. Bản đồ, giấy, đúc tiền, mực in.

Câu 25: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? 

  • A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • B. Hai bên thiết lập bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
  • C. Hai bên cố gắng hạn chế quan hệ bang giao.
  • D. Luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều với tư cách là chư hầu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay