Trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 5 (P3)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5. ĐẠI VIỆT THỜI LÝ - TRẦN - HỒ
(1009 - 1407) (PHẦN 3)
Câu 1: Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân xâm lược Tống đã bị chặn lại ở:
- A. thành Đa Bang.
- B. cửa sông Bạch Đằng.
- C. thành Tây Đô.
D. bờ bắc sông Như Nguyệt.
Câu 2: Vị tướng người dân tộc thiểu số nào đã có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077)?
- A. Quách Quỳ.
- B. Triệu Tiết.
- C. Hoà Mâu.
D. Thân Cảnh Phúc.
Câu 3: Thầy thuốc nổi tiếng nào thời Trần là tác giả của bộ sách “Nam dược thần hiệu” tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam?
A. Tuệ Tĩnh.
- B. Lê Hữu Trác.
- C. Lý Quốc sư.
- D. Hồ Đắc Di.
Câu 4: Nhà Trần thực hiện chế độ hôn nhân nội tộc nhằm:
A. thể hiện sự cao quý của dòng họ.
- B. tiếp nối truyền thống lâu đời của gia tộc.
- C. tạo dựng một tập đoàn dòng họ vững mạnh.
- D. tránh sự phức tạp khi kết hôn với dòng họ khác.
Câu 5: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Ai người bóp nát quả cam,
Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân,
Phá cường địch báo hoàng ân,
Dựng lên cờ nghĩa xả thân diệt thù?”
A. Trần Quốc Toản.
- B. Trần Hưng Đạo.
- C. Trần Khánh Dư.
- D. Trần Nhật Duật.
Câu 6: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
- A. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
- C. Củng cố nền thống nhất quốc gia.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 7: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?
- A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh.
B. Quan hệ bình thường.
- C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian.
Câu 8: Mùa xuân 1077, gắn với lịch sử dân tộc ta như thế nào?
- A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống.
- B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên.
C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống.
- D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.
Câu 9: Ai là tổng chỉ huy của quân Nguyên trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1285)?
- A. Toa Đô.
- B. Ô Mã Nhi.
C. Thoát Hoan.
- D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 10: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào?
- A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra.
- B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ.
- C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
A. Chế độ Thái thượng hoàng.
B. Chế độ lập Thái tử sớm.
C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
D. Chế độ Nhiếp chính vương.
Câu 12: “Đầu thần chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
- A. Trần Quốc Tuấn
- B. Trần Bình Trọng
- C. Trần Quốc Toản
D. Trần Thủ Độ
Câu 13: Ngày 29.1.1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ tại đâu?
- A. Quy Hóa
B. Đông Bộ Đầu
- C. Chương Dương
- D. Hàm Tử
Câu 14: Hồ Quý Ly tiến hành cải cách trong các lĩnh vực nào?
- A. Chính trị, quân sự.
- B. Kinh tế, xã hội.
- C. Văn hoá, giáo dục.
D. Cải cách toàn diện.
Câu 15: Quân Minh lấy cớ nào để tiến hành xâm lược Đại Việt?
A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
- B. Quý tộc Trần cầu cứu nhà Minh giúp đỡ.
- C. Nhà Hồ không thực hiện chế độ triều cống nhà Minh.
- D. Quân đội nhà Hồ quấy nhiễu biên giới phía Nam.
Câu 16: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?
- A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.
B. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
- C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
- D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Câu 17: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?
A. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu - Hạ ở biên cương.
- B. Do sự xúi dục của Cham-pa.
- C. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.
- D. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.
Câu 18: Bộ luật mới của nhà Trần gọi là gì? Ban hành vào năm nào?
- A. Luật hình – năm 1226
B. Luật triều hình luật – năm 1230
- C. Hình thư – năm 1042
- D. Luật Hồng Đức – năm 1228
Câu 19: Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 là gì?
A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn trong nước.
B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.
C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.
D. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công các nước phía nam Đại Việt.
Câu 20: Câu nào sau đây nói đúng về Trương Phụ, Mộc Thạnh?
- A. Là hai thừa tướng đương triều của nhà Minh.
- B. Trương Phụ là thượng thư bộ Binh của nhà Hồ còn Mộc Thạnh là của nhà Minh.
C. Là tướng chỉ huy quân Minh xâm lược Đại Ngu.
- D. Là tướng chỉ huy quân nhà Hồ đánh đuổi quân xâm lược Minh.
Câu 21: Chính sách nổi bật của nhà Lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số là:
A. nhu viễn.
- B. tự trị.
- C. xây dựng vùng ảnh hưởng.
- D. sắc phong triều cống.
Câu 22: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là:
- A. Hà Bổng, Hà Trương.
B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc.
- C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông.
- D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh.
Câu 23: Thời Trần, các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?
A. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.
B. Khai thác vàng, đúc đồng.
C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.
D. Đúc tiền.
Câu 24: Để tăng cường sức mạnh quân sự, nhà Hồ đã thực hiện biện pháp gì?
- A. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.
- B. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.
- C. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.
D. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ.
Câu 25: Liên hệ với kiến thức đã học và cho biết thế kỉ X đến thế kỉ XIV, triều đại nào tồn tại lâu nhất ở nước ta?
- A. Triều Tiền Lê.
B. Triều Lý.
- C. Triều Trần.
- D. Triều Hồ.