Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Lịch sử và sử học

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Lịch sử và sử học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1. LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

Câu 1: Em hiểu lịch sử là gì?

Trả lời:

- Lịch sử có thể hiểu theo 3 nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

+ Thứ ba, lịch sử là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

- Khái niệm lịch sử liên quan đến hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Câu 2: Cho biết vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người

Trả lời:

- Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở đề các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

 

Câu 3: Hiện thực lịch sử là gì?

Trả lời:

- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

- Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất, không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.

Câu 4: Cho biết ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người.

Trả lời:

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân, cộng đồng trong mọi thời đại

+ Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu chính mình và thế giới

+ Nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong thế giới đa dạng

+ Đúc kết và vận dụng thành công bài học trong quá khứ, tránh những sai lầm lặp lại.

+  Dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận đồng, phát triển của hiện đại

Câu 5: Nhận thức lịch sử là gì?

Trả lời:

- Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).

- Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất, không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.

Câu 6: Hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ.

Trả lời:

Phải học tập lịch sử suốt đời vì:

- Tri thức lịch sử rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu lịch sử đúng đắn cần một quá trình lâu dài

- Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng. Những nhận thức về lịch sử hôm nay có thể ngày mai sẽ thay đổi. Vì vậy con người cần cập nhật để nhận thức đúng đắn hơn.

- Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển bản thân.

 

Câu 7: Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học.

Trả lời:

- Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:

+ Định hướng việc nghiên cứu cho các nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,…

+ Giúp các nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.

+ Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ đến cùng lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

Câu 8: Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa thế nào đối với cá nhân và xã hội

Trả lời:

Nội dung

Cá nhân

Xã hội

Vai trò

- Trang bị những hiểu biết quá khứ

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng

- Trang bị những hiểu biết quá khứ

- Cơ sở để cá cộng đồng cùng chung sống và phát triển

Ý nghĩa

- Nhận thức về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng

- Đúc kết, vận dụng thành công hoặc tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ

- Tồn tại, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng

- Chung sống trong thế giới đa dạng

- Thấy và hiểu chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại

 

Câu 9: Hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Đối tượng nghiên cứu của Sử học gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực….) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao.

Ví dụ: Lịch sử của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng Vương đến thời chống Mĩ cứu nước, Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,…

Câu 10: Hãy nêu các bước về thu thập, xử lý thông tin sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.

Trả lời:

- Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập.

- Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.

- Bước 4: Xác minh, đánh giả về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh...

- Một sự kiện lịch sử thường được phản ánh qua các nguồn sử liệu khác nhau, ở những thời điểm và của các tác giả khác nhau, nên công việc sưu tầm và xử lý tư liệu khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn.

- Sự kiện lịch sử xảy ra càng xa thời điểm thu thập sử liệu thì sẽ càng khó khăn cho việc tìm kiếm và khôi phục lịch sử.

 

Câu 11: Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam. 

Trả lời:

- Hiện thực lịch sử:

+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).

- Nhận thức lịch sử:

+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.

VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".

Câu 12: Hãy trình bày những biện pháp để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử.

Trả lời:

- Cần phải dựa vào các nguồn sử liệu từ quá khứ. Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.

- Cần phải thu thập, xử lí thông tin về sử liệu. Đây là những khả năng quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiểu lịch sử.

Tiến hành một quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

- Những thông tin gồm: các nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp; các loại hình sử liệu như lời nói truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn,.. hoặc có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã,...

- Tiến hành phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.

- Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

 

Câu 13: Hãy phân biệt các nguồn sử liệu.

Trả lời:

 

Câu 14: Có quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? 

Trả lời:

Quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó chưa đúng. Lênin đã nói: Học, học nữa, học mãi, tức là chúng ta học suốt đời, không chỉ lúc đi học mà ngay từ bé chúng ta đã được học lịch sử qua những câu chuyện của ông bà cha, mẹ hay ngay trong những chuyến đi tham quan dã ngoại sẽ được các cô hướng dẫn viên lí giải hoặc kể lại những câu chuyện lịch sử.

Sau này khi kết thúc việc ngồi học trên ghế nhà trường thì việc học tập lịch sử vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày qua báo chí, phim ảnh và âm nhạc.

Từ đó có thể khẳng định quan điểm cho rằng chỉ học sử trên ghế nhà trường là chưa đúng.

Câu 15: Em hãy cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.

Trả lời:

-  Giá trị của mỗi loại hình sử liệu:

+ Sử liệu lời nói - truyền miệng mang giá trị tìm hiểu, khai thác đời sống tinh thần của người xưa, lưu truyền các kinh nghiệm sống, phê phán cái xấu và ca ngợi cái tốt.  Sử liệu lời nói - truyền miệng làm phong phú nguồn sử liệu của các thời kỳ xa xưa.

+ Sử liệu hiện vật là loại hình sử liệu nguyên thủy phản ánh xã hội loài người từ khi chưa có chữ viết. Sử liệu hiện vật đóng vai trò quan trọng, cung cấp cho nhà Sử học những thông tin như thời đại, điều kiện kinh tế, tự nhiên, hoạt động của con người.

+ Sử liệu hình ảnh sẽ cung cấp những hình ảnh chi tiết về sự kiện, hiện tượng, giúp nhà Sử học có khả năng tiếp cận, cảm nhận sự kiện sâu hơn từ nhiều khía cạnh.

+ Sử liệu thành văn là loại hình sử liệu chứa đựng thông tin lịch sử trong quá khứ để minh chứng cho trình độ phát triển của xã hội, phản ánh nhiều mặt cuộc sống của loài người.

 

Câu 16: Hãy nêu ý nghĩa câu dưới đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Lịch sử nước ta.

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Trả lời:

Vì:

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phản nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và dũng dán về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới.

- Việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,...

* Ý nghĩa:

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy mỗi người dân Việt Nam phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh phải hiểu lịch sử dân tộc ta để biết những gì thuộc về quá khứ, nếu không hiểu về quá khứ sẽ không hiểu hiện tại và tương lai.

- Hiểu biết vẻ quá khứ sẻ giúp mỗi người Việt Nam rút ra được kinh nghiệm của quá khứ để vận dụng vào hiện tại và tương lai.

Câu 17: Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?

Trả lời:

- Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.

- Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa,… của Trung Quốc trước khi có giấy.

Câu 18: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

Trả lời:

- Nguyên nhân gây băng tan:

+ Hiện tượng băng tan có thể xuất phát từ một số nguyên nhân tự nhiên, như: hoạt động phun trào của núi lửa; nhiệt độ Trái Đất tăng…

+ Tuy nhiên, nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến hiện tượng băng tan là do những hoạt động của con người, bởi: Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi,…. làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính khí thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên

- Tác động đối với nhân loại khi băng tan ở Bắc cực:

+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển

+ Mực nước biển dâng cao, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền.

+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong...

 

Câu 19: Hãy cho biết ý nghĩa câu nói Gioóc-giơ Ô-oen (người Anh): “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”.

Trả lời:

Câu nói “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”:

- Khẳng định vai trò quan trọng của lịch sử dân tộc đối với một quốc gia hay bất cứ một dân tộc nào.

- Phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết lịch sử là cách thức thâm hiểm nhất để tận diệt một dân tộc về mặt lịch sử và văn hóa cũng như đồng hóa dân tộc đó.

- Khi một dân tộc không biết nguồn gốc tổ tiên của chính mình, thì dân tộc đó đã mất đi một phần linh hồn của mình và cũng mất đi tinh thần dân tộc- sức mạnh để phản kháng, chống lại các thế lực bên ngoài.

Câu 20: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trả lời:

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để giữ gìn bản sắc văn hóa, cần:

+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.

+ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngoài.

+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay