Kênh giáo viên » Lịch sử 12 » Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức

Trắc nghiệm chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Lịch sử 12 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

PHẦN II.1, 2 (TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG; TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU)

(34 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Các loại hình tín ngưỡng chính ở Việt Nam được phân chia dựa vào:

A. Góc độ tiếp cận.

B. Đối tượng tiếp cận.

C. Hoàn cảnh tiếp cận.

D. Cách thức tiếp cận.

Câu 2: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là:

  1. Việc thờ cúng tổ tiên trong phạm vụ làng, xã và cả nước.
  2. Việc thờ cúng những người có cùng huyết thống đã mất trong gia đình, dòng họ.
  3. Việc thờ cúng được hình thành từ nhiều tín ngưỡng bản địa khác nhau cùng với những ảnh hưởng Đạo giáo từ Trung Quốc.
  4. Việc thờ cúng phổ biến ở nhiều làng xã Việt Nam, đặc biệt là Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 3: Ở phạm vi rộng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bao gồm:

  1. Thờ cúng những người đỗ đầu các kì thi trong các khoa đình thời kì phong kiến.
  2. Thờ cúng những có công lập ra làng, xã.
  3. Thờ cúng những người đóng góp ruộng đất cho nông dân nghèo.
  4. Thờ cúng những người có công với cộng đồng và sáng lập quốc gia.

Câu 4: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc sâu xa từ thời:

A. Công xã thị tộc.

B. Nguyên thủy.

C. Chế độ phong kiến.

D. Thị tộc mẫu hệ.

Câu 5: Về sau, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được củng cố và bổ sung những nhân tố mới từ ảnh hưởng của:

A. Nho giáo, Phật giáo.

B. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.

C. Công giáo, Phật giáo.

D. Đạo giáo, Nho giáo.

Câu 6: Thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào ngày nào?

A. Ngày cuối tuần.

B. Ngày đầu tháng.

C. Ngày cuối năm.

D. Ngày giỗ.

Câu 7: Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương được mở rộng trong phạm vi:

A. Cả nước.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.

C. Vùng Bắc Bộ.

D. Vùng Nam Bộ.

Câu 8: Trong tâm thức của người Việt Nam, ai được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc?

A. Hai Bà Trưng.

B. Thánh Gióng.

C. Lạc Long Quân.

D. Hùng Vương.

Câu 9: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khởi nguồn từ tục:

A. Thờ người có công với quê hương.

B. Thờ tổ làng, tổ nghề.

C. Thờ thần tự nhiên.

D. Thờ anh hùng dân tộc.

Câu 10: Lễ hội Đền Hùng được coi là lễ tế cấp quốc gia từ thời vị vua nào?

A. Trần Nhân Tông.

B. Lê Thánh Tông.

C. Trần Minh Tông.

D. Lý Thái Tông.

Câu 11: Vua Khải Định chính thức lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch làm ngày tế lễ chính vào năm nào?

A. Năm 1915.

B. Năm 1917.

C. Năm 1919.

D. Năm 1913.

Câu 12: Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh nào?

A. Tuyên Quang.

B. Thái Nguyên.

C. Cao Bằng.

D. Phú Thọ.

Câu 13: Thời gian diễn ra tín ngưỡng thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương là:

  1. Từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.
  2. Từ ngày 3 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.
  3. Từ ngày 5 đến hết ngày 10 tháng Ba lâm lịch hằng năm.
  4. Từ ngày 2 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.

Câu 14: Lễ dâng hương thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương được diễn ra tại:

  1. Đền Trung, đền Thượng, chùa Thiên Quang.
  2. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng.
  3. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng Hùng Vương.
  4. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng, đền Lạc Long Quân.

Câu 15: Lễ rước kiệu trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được diễn ra tại:

A. Làng Sai Nga.

B. Làng Đỗ Xuyên.

C. Làng Minh Đức.

D. Làng Hy Cương.

Câu 16: Sau lễ tế trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, diễn ra hát xoan tại:

A. Đền Hạ.

B. Đền Giếng.

C. Đền Trung.

D. Đền Thượng.

Câu 17: Sau lễ tế trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, diễn ra hát ca trù tại:

A. Đền Hạ.

B. Đền Giếng.

C. Đền Trung.

D. Đền Thượng.

 

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là một trong các loại hình tín ngưỡng chính ở Việt Nam?

A. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng.

B. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc.

C. Tín ngưỡng thờ tổ nghề.

D. Tín ngưỡng thờ linh hồn.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên?

  1. Bao gồm thờ cúng những người có công với cộng đồng và sáng lập quốc gia.
  2. Có nguồn gốc sâu xa từ thời công xã thị tộc.
  3. Với ảnh hưởng của các tôn giáo, đặc biệt là Đạo giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được củng cố, bổ sung những nhân tố mới.
  4. Diễn ra thường xuyên, đặc biệt vào ngày giỗ, dịp lễ, tết.

Câu 3: Những quy chuẩn đạo đức răn dạy con người phải biết tôn ti trật tự, hiếu nghĩa với tổ tiên thuộc:

A. Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Công giáo.

Câu 4: Phật giáo có quan niệm gì?

  1. Răn dạy con người phải biết tôn ti trật tự..
  2. Sống, chết của con người; quy luật nhân quả, luân hồi.
  3. Nghi thức cúng bái, tế tự.
  4. Răn dạy con người hiếu nghĩa với tổ tiên.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương?

  1. Khởi nguồn từ tục thờ thần tự nhiên.
  2. Diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm.
  3. Từ thời vua Lê Tháng Tông, lễ hội Đền Hùng được coi là lễ tế cấp quốc gia.
  4. Sau lễ tế, diễn ra hát Xoan (ở Đền Hạ), hát Ca Trù (ở Đền Thượng).

Câu 6: Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện sự tôn kính Vua Hùng, cầu cho cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
  2. Là cơ hội để người dân ôn lại truyền thống lịch sử, phong tục tập quán tốt đẹp từ thời Hùng Vương.
  3. Thể hiện ý thức hướng về cội nguồn, phản ánh truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
  4. Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công của dân tộc.

Câu 7: Bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?

  1. Phản ánh niềm tin về mối quan hệ giữa người đang sốngvới người đã khuất.
  2. Phản ánh tình yêu gia đình, rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước.
  3. Phản ánh tập quán sinh hoạt cộng đồng của người dân Việt Nam.
  4. Phản ánh không gian văn hóa rộng lớn, trải khắp đất nước.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Thực hành nghi thức thờ cúng tổ tiên là dịp để:

  1. Mọi thành viên trong gia đình thể hiện tình yêu gia đình, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
  2. Mọi thành viên trong gia đình sum họp, tưởng nhớ người đã khuất, giáo dục đạo đức cho các thế hệ con cháu.
  3. Mọi thành viên trong gia đình thể hiện sự tôn kính với người đã khuất, đồng thời cầu cho cuộc sống ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
  4. Mọi thành viên trong gia đình ôn lại truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của gia đình.

Câu 2: Đâu không phải là một trong những trò chơi dân gian trong lễ hội Đền Hùng?

A. Đua thuyền.

B. Đánh cờ người.

C. Đấu vật.

D. Đánh đu.

Câu 3: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNSESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?

A. 2010.

B. 2008.

C. 2012.

D. 2006.

Câu 4: Mồng Mười tháng Ba âm lịch chính thức được chọn làm ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương dưới thời nào?

A. Lý

B. Trần.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 5: Đâu là địa điểm, trung tâm thờ tự Vua Hùng lớn nhất?

  1. Đền thờ vua Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh).
  2. Đền thờ vua Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu).
  3. Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
  4. Đền Hùng (Lâm Đồng).

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Câu 1: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khi tiếp nhận thêm chữ nào trong Nho giáo đã hình thành một nền tảng triết lí sâu sắc?

A. “Hiếu”.

B. “Đạo”.

C. “Đức”.

D. “Nhân”.

Câu 2: Lễ vật truyền thống không thể thiếu trong nghi lễ thờ Quốc tổ Hùng Vương là gì?

A. Xôi, oản, hoa quả.

B. Bánh chưng, bánh dày.

C. Rượu, vàng hương.

D. Gạo muối, gà luộc, thịt lợn.

Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh cho phép công chức nghỉ ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm để tổ chức các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương vào năm nào?

A. 1949.

B. 1951.

C. 1946.

D. 1950.

Câu 4: Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương là quy định tại:

A. Hiến pháp.

B. Luật Di sản văn hóa.

C. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Luật Lao động.

Câu 5: Trong lễ hội Đền Hùng, đồ tế lễ có bánh chưng, bánh giày để:

  1. Nhắc lại sự tích Lang Liêu; ghi nhớ công lao của các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.
  2. Tưởng nhớ cách nấu bánh chưng, bánh giày thời Vua Hùng.
  3. Ghi nhớ công lao của các Vua Hùng đã khai hoang, mở rộng bờ cõi.
  4. Nhắc lại sự tích Lang Liêu; tái hiện cuộc thi gói và nấu bánh chưng, bánh giày thời Vua Hùng.

 

Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Đã có đủ kì I + 1/2 kì II. Đang bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • 200k/học kì - 250k/cả năm

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm lịch sử chuyên đề 12 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm lịch sử 12 chuyên đề kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập lịch sử 12 KNTT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay