Câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức Ôn tập chương 12 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 12. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 12. ĐỊA LÝ NGÀNH DỊCH VỤ (PHẦN 1)
Câu 1: Dịch vụ là gì?
Trả lời:
- Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình (phi vật chất) nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. - Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình (phi vật chất) nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.
Câu 2: Dịch vụ được chia thành những nhóm nào?
Trả lời:
Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm:
+ Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hoá, bản buôn, bán lẻ.... + Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hoá, bản buôn, bán lẻ....
+ Dịch vụ tiêu dùng y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,... + Dịch vụ tiêu dùng y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính viễn thông,...
+ Dịch vụ công hành chính công, thủ tục hành chính..... + Dịch vụ công hành chính công, thủ tục hành chính.....
Câu 3: Nêu vai trò của dịch vụ?
Trả lời:
Vai trò: vừa thúc đẩy các hoạt động kinh tế, vừa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
+ Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Thúc đẩy phân công lao động, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. + Thúc đẩy phân công lao động, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
+ Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, + Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội,
+ Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường + Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. + Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường + Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.
Câu 4: Trình bày đặc điểm của dịch vụ?
Trả lời:
Đặc điểm của dịch vụ:
- Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. Do đó, việc đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ khó hơn so với việc đánh giá chất lượng và quy mô các sản phẩm vật chất (nông nghiệp, công nghiệp). - Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. Do đó, việc đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ khó hơn so với việc đánh giá chất lượng và quy mô các sản phẩm vật chất (nông nghiệp, công nghiệp).
Quá trình sản xuất (cung cấp ) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng của ngành dịch vụ. - Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng của ngành dịch vụ.
Câu 5: Nêu vai trò của ngành bưu chính viễn thông?
Trả lời:
Vai trò của bưu chính viễn thông
+ Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế. + Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế.
+ Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. + Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.
+ Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia. + Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.
Câu 6: Trình bày đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông?
Trả lời:
Đặc điểm của bưu chính viễn thông
+ Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội. + Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội.
+ Bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính; viễn thông sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. + Bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính; viễn thông sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.
+ Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là ngành công nghiệp điện tử – tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R & D), dịch vụ thiết kế... + Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là ngành công nghiệp điện tử – tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R & D), dịch vụ thiết kế...
Câu 7: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông: trình độ phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ, vốn đầu tư,...
Câu 8: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông?
Trả lời:
Tình hình phát triển và phân bố bưu chính viễn thông: Các hoạt động của ngành bưu chính viễn thông rất đa dạng và phong phú. Sự kết hợp giữa viễn thông, máy tính và phát thanh, truyền hình đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và công nghệ truyền dẫn ngày một hiện đại (cáp sợi quang, các trạm vệ tinh thông tin,...). Các dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu là điện thoại, máy tính cá nhân và Internet.
Câu 9: Phân tích tình hình phát triển của đường sông, hồ?
Trả lời:
Đường sông, hồ:
- Là phương tiện vận tải hàng hóa và người trên các tuyến đường thủy nội địa. - Là phương tiện vận tải hàng hóa và người trên các tuyến đường thủy nội địa.
- Ưu điểm: cước phí vận chuyển rẻ nhất so với các phương tiện vận tải khác, thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. - Ưu điểm: cước phí vận chuyển rẻ nhất so với các phương tiện vận tải khác, thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh.
- Hạn chế: phụ thuộc vào thời tiết, tính chất của dòng chảy (mực nước cạn, mặt nước sông, hồ đóng băng,...), tốc độ vận tải chậm. - Hạn chế: phụ thuộc vào thời tiết, tính chất của dòng chảy (mực nước cạn, mặt nước sông, hồ đóng băng,...), tốc độ vận tải chậm.
Câu 10: Để phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thế “cô lập”, “tự cấp tự túc” của nền kinh tế. - Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thế “cô lập”, “tự cấp tự túc” của nền kinh tế.
- Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi. - Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
- Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hoá, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển. - Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hoá, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.
Câu 11: Phân bố dân cư đô thị chịu ảnh hưởng như thế nào từ sự phát triển giao thông vận tải?
Trả lời:
- Sự phát triển của giao thông vận tải (mạng lưới, phương tiện, tốc độ, chi phí, tiện nghi...). - Sự phát triển của giao thông vận tải (mạng lưới, phương tiện, tốc độ, chi phí, tiện nghi...).
- Tác động: Dân cư phân bố ra xa hơn ở các vùng ngoại thành, do người dân không cần ở tập trung gần nơi làm việc hoặc gần trung tâm vẫn có thể đi về hàng ngày. - Tác động: Dân cư phân bố ra xa hơn ở các vùng ngoại thành, do người dân không cần ở tập trung gần nơi làm việc hoặc gần trung tâm vẫn có thể đi về hàng ngày.
Câu 12: Phân tích sự khác nhau giữa giao thông vận tải với sản xuất công nghiệp và nông nghiệp?
Trả lời:
- Công nghiệp và nông nghiệp là các ngành sản xuất vật chất. Giao thông vận tải là ngành dịch vụ. - Công nghiệp và nông nghiệp là các ngành sản xuất vật chất. Giao thông vận tải là ngành dịch vụ.
- Đối tượng chính của giao thông vận tải là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra; quá trình sản xuất của giao thông vận tải chính là quá trình vận chuyển. - Đối tượng chính của giao thông vận tải là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra; quá trình sản xuất của giao thông vận tải chính là quá trình vận chuyển.
- Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, thông qua vận chuyển hàng hóa đã tăng thêm giá trị cho hàng hóa. Chất lượng của sản phẩm được đánh giá bằng một số tiêu chí như: tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn. Đơn vị tính của giao thông vận tải là khối - Sản phẩm của giao thông vận tải là sự chuyên chở người và vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, thông qua vận chuyển hàng hóa đã tăng thêm giá trị cho hàng hóa. Chất lượng của sản phẩm được đánh giá bằng một số tiêu chí như: tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn. Đơn vị tính của giao thông vận tải là khối
lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển. Giá của sản phẩm chính là giá cước giao thông vận tải sử dụng nhiều nguyên liệu từ các ngành khác: giao thông vận tải sử dụng nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác với nguồn lao động đông đảo. giao thông vận tải cần nhiều nguyên liệu như xăng, dầu... ngoài ra còn các nguyên liệu để sản xuất phương tiện giao thông vận tải.
- Giao thông vận tải có sự phân bố rất đặc thù: Phân bố theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông vận tải. - Giao thông vận tải có sự phân bố rất đặc thù: Phân bố theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông vận tải.
Câu 13: Nêu vai trò của ngành du lịch?
Trả lời:
Vai trò của ngành du lịch:
+ Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương. + Kích thích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia và địa phương.
+ Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia. + Tạo nhiều việc làm, giảm nghèo, phục hồi sức khoẻ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia.
+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn). + Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên; bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường (tự nhiên và nhân văn).
Câu 14: Trình bày đặc điểm của ngành du lịch?
Trả lời:
Đặc điểm của ngành du lịch:
+ Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình. + Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch, khách du lịch phải đến nơi có tài nguyên du lịch nhờ các dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình.
+ Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,... + Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và phong phú, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi,...
+ Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ. + Hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.
Câu 15: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của du lịch: tài nguyên du lịch, thị trường khách du lịch, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú, các khu vui chơi giải trí, cơ sở dịch vụ...), các nhân tố kinh tế - xã hội khác như khoa học công nghệ, chính sách phát triển du lịch, điều kiện chính trị và an toàn xã hội,...
Câu 16: Nêu tình hình phát triển và phân bố khu vực?
Trả lời:
Tình hình phát triển và phân bố du lịch: lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng; các hình thức du lịch ngày càng phong phú, từ truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng núi, mạo hiểm,...) đến các hình thức mới (du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,...); các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.
Câu 17: Nêu vai trò của ngành thương mại?
Trả lời:
Vai trò của thương mại
+ Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. + Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.
+ Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất. + Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới. + Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới.
+ Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới. + Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.
Câu 18: Trình bày đặc điểm của ngành thương mại?
Trả lời:
Đặc điểm của thương mại
+ Hoạt động theo quy luật cung, cầu gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. cầu của + Hoạt động theo quy luật cung, cầu gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. cầu của
+ Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương). + Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).
+ Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. + Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
Câu 19: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thương mại: trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm dân số, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn...
Câu 20: Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại?
Trả lời:
Tình hình phát triển và phân bố của thương mại:
+ Nội thương: Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia (còn gọi là thương mại nội địa); tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy phân công lao động giữa các vùng. Thương mại bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại,... + Nội thương: Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia (còn gọi là thương mại nội địa); tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy phân công lao động giữa các vùng. Thương mại bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại,...
+ Ngoại thương: Hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia (còn gọi là thương mại quốc tế). Hoạt động ngoại thương (xuất khẩu, nhập khẩu) gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Thông qua việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá, nền kinh tế trong nước có động lực mạnh mẽ để phát triển, các lợi thế được khai thác có hiệu quả hơn. Kết quả hoạt động ngoại thương thể hiện bằng trị giá xuất nhập khẩu. + Ngoại thương: Hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia (còn gọi là thương mại quốc tế). Hoạt động ngoại thương (xuất khẩu, nhập khẩu) gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Thông qua việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá, nền kinh tế trong nước có động lực mạnh mẽ để phát triển, các lợi thế được khai thác có hiệu quả hơn. Kết quả hoạt động ngoại thương thể hiện bằng trị giá xuất nhập khẩu.