Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 1: Thần thoại và sử thi (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 1: Thần thoại và sử thi (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP BÀI 1
THẦN THOẠI VÀ SỬ THI
Câu 1: Nguồn gốc của tác phẩm Hê-ra-clet đi tìm táo vàng ?
Trả lời:
Thần thoại Hy Lạp không có tác giả cụ thể, đó là những chuyện kể được dân gian truyền miệng và ghi chép lại cho đến ngày nay.
Câu 2: Nêu bố cục của văn bản Hê-ra-clet đi tìm táo vàng ?
Trả lời:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “châu Á để hỏi đường”: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “rắn như sắt của Hê-ra-clet”: Cuộc chiến của Hê-ra-clet với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “thần Át -lát mới xong”: Giải cứu thần Prô-mê-tê.
- Đoạn 4: Còn lại: Hê-ra-clet tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.
Câu 3: Đặc điểm của khu vườn cây táo vàng ?
Trả lời:
Đó là một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, có con rồng tên La-đông canh giữ - một con rồng có tới một trăm cái đầu và không lúc nào ngủ, giao cho ba chị em tiên nữ Nanh-phơ trông coi.
Câu 4: Thể loại của tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây là gì ?
Trả lời:
Thể loại: Sử thi
Câu 5: Nêu bố cục của văn bản Chiến thắng Mtao - Mxay ?
Trả lời:
- Phần 1: Nguyên nhân cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxay
- Phần 2: Diễn biến cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxay
- Phần 3: Đăm Săn cùng nô lệ trở về làng sau khi chiến thắng
Câu 6: Truyện Chiến thắng Mtao - Mxay được kể theo ngôi thứ mấy ?
Trả lời:
Người kể chuyện: Người kể chuyện ngôi thứ 3
Câu 7: Hiện đấu thứ nhất diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
Đăm Săn |
Mtao Mxây |
+ Thái độ quyết liệt, đường hoàng, tự tin + Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, + Chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây. => Tài năng, bản lĩnh, sức mạnh phi thường |
+ Tần ngần, sợ sệt, những vẫn cố chọc tức đối phương + Múa khiên “kêu lạch cạch như quả mướp”. + Chạy bước thấp, bước cao nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát thiên hạ. => Kém cỏi, khoác lác, hèn nhát |
Câu 8: Cái kết của câu chuyện Chiến thắng Mtao - Mxay diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
- Đăm Săn chiến thắng và cùng nô lệ trở vè làng sau khi chiến thắng
- Mở tiệc ăn mừng vô cùng lớn, kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng các nơi tụ hội về chật ních người.
=> Một người có lòng tôn kính, biết ơn tổ tiên, giàu lòng nhân ái và có trái tim nhân hậu, yêu thương con người.
=> Đăm Săn là bức tượng đài vĩ đại về người anh hùng dân tộc hội tụ đầy đủ phẩm chất, nét đẹp của dân tộc Ê- đê Tây Nguyên với tinh thần và ý chí bất diệt và công lý
=> Mtao Mxây là đại diện cho những bất công ngang trái, tội ác cuối cùng cũng bị tiêu trừ.
Câu 9: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Thần trụ trời?
Trả lời:
- Tác giả dân gian.
- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.
Câu 10: Nêu bố cục của văn bản Thần trụ trời ?
Trả lời:
- Phần 1: (từ đầu ... sang núi kia): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện
- Phần 2 (tiếp theo ... biển cả mênh mông): Lý giải sự hình thành trời và đất
- Phần 3 (còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn
Câu 11: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm Thần trụ trời ?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 12: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Thần trụ trời ?
Trả lời:
Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kỳ để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.
Câu 13: Thần trụ trời xuất hiện trong bối cảnh nào ?
Trả lời:
- Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”
=> Sự xuất hiện hoang đường, kì ảo, đầy liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
Câu 14: Trong chuyện Thần trụ trời các hiện tượng nào đã được lý giải ?
Trả lời:
Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.
Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.
=> Sự tác biệt giữa trời đất.
Câu 15: Hãy tóm tắt lại tác phẩm Ra-ma buộc tội theo cách hiểu của em ?
Trả lời:
Rama là hoàng tử của vua Daxaratha. Khi chuẩn bị lên ngôi vua thì Rama bị thứ phi Kakei nhắc đến một ân huệ cũ. Lúc này, nhà vua buộc phải đẩy Rama vào rừng 14 năm. Xi ta là vợ của Rama đã đồng ý đi theo chàng. Khi thời gian đầy ải sắp kết thúc, Xita bị quỷ bắt cóc. Để bảo vệ vợ, Rama đã chiến đấu anh dũng để cứu Xita. Thế nhưng khi cứu được nàng, Rama lại nghi ngờ danh tiết của Xita để đến mức Xita phải bước lên giàn hỏa thiêu để tự vẫn. Sau cùng, với sự trợ giúp của thần lửa, Xita quay về bên Rama và sống hạnh phúc.
Câu 16: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Ra-ma buộc tội?
Trả lời:
- Tình huống gay cấn, ngặt nghèo buộc nhân vật bộc lộ tính cách của bản thân
- Ca ngợi Xita với vai trò một người vợ trong trắng, tiết hành.
Câu 17: Chuyện gì đã xảy ra giữa Ra ma và Xi ta ?
Trả lời:
* Một quốc vương với bổn phận cai trị vương quốc mẫu mực
+ Một người chồng hết lòng quan tâm nhớ thương vợ.
=> Ra-ma trong vai trò của một quan tòa buộc phải kết tội Xi-ta. Lời buộc tội có sự chi phối lớn bởi hoàn cảnh.\
* Một người chồng hết lòng quan tâm nhớ thương vợ.
=> Ra-ma trong vai trò của một quan tòa buộc phải kết tội Xi-ta. Lời buộc tội có sự chi phối lớn bởi hoàn cảnh.
- Bởi vì trong Ra-ma luôn tồn tại mối nghi ngờ vì Xi-ta đã bị quỷ vương bắt đi một thời gian, liệu nàng có chung chạ chăn gối với hắn ta không là điều không ai biết
- Xi-ta chưa kịp vui mừng, hạnh phúc vì được giải thoát, đã bị chính người chồng đem ra kết tội, sỉ nhục
=> Xi-ta buộc phải minh chứng cho danh dự và sự trinh bạch của mình.
=> Hoàn cảnh tái hợp đặc biệt ấy chính là điều kiện để Ra-ma và Xi-ta bộc lộ phẩm chất.
Câu 18: Hãy liệt kê những biện pháp tu từ mà em đã học ?
Trả lời:
- Biện pháp so sánh. ...
- Biện pháp ẩn dụ. ...
- Biện pháp hoán dụ. ...
- Biện pháp nhân hóa. ...
- Biện pháp điệp ngữ. ...
- Biện pháp liệt kê. ...
- Nói giảm - Nói tránh. ...
- Biện pháp nói quá
Câu 19: Liệt kê những lỗi sai thường gặp trong khi viết câu ?
Trả lời:
- Sai ngữ pháp
- Sai cách sử dụng câu
- Thiếu logic
- Không hợp với ngữ cảnh của câu
Câu 20: Đọc câu sau đây và phân tích lỗi sau của câu:
“ Đáp ứng theo yêu cầu của các bạn xem truyền hình, Đài truyền hình Nghệ An đã phát lại bộ phim Tây du ký.”
Trả lời:
Thừa các từ: “ Đáp ứng yêu cầu của các bạn xem truyền hình”