Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 2: Thơ Đường luật (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2: Thơ Đường luật (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP BÀI 2

THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Đỗ Phủ ?

Trả lời:

- Đỗ Phủ (712 -770)

- Quê quán: Hà Nam, Trung Quốc

- Phong cách nghệ thuật: da diết, trầm ngâm, nghẹn ngào thể hiện sự đồng cảm với nhân dân lầm than khốn khổ và tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, thiết tha.

- Tác phẩm chính: Chùm thơ Thu hứng (bao gồm 8 bài thơ), Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Nguyệt dạ, Xuân vọng, Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài.

Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

- Bài thơ là bức tranh mùa thu đìu hiu hiu hắt, tiêu điều hoang vắng.

- Qua khung cảnh đất nước, thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi niềm lo lắng cho đất nước đang trong cảnh loạn lạc.

- Bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của mình.

Câu 3: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

Năm 766 khi nhà thơ đang cùng gia đình chạy loạn ở Quỳ Châu, Đỗ Phủ đã sáng tác chùm thơ “Thu hứng” bao gồm 8 bài thơ. “Cảm xúc mùa thu” là bài thơ thứ 2 trong chùm thơ này.

Câu 4: Phân tích hai câu đề của bài thơ Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

- Những hình ảnh thân quen cổ điển về mùa thu ở Trung Quốc

+ “ngọc lộ”: sương mù trắng xóa, dày đặc khắp đất trời

+ “phong thụ lâm” : rừng cây phong cổ thụ rụng lá, là hình ảnh thường dùng để miêu tả cảnh mùa thu

+ “Núi vu, kẽm vu”: Núi Vu Sơn và hẻm núi Vu Giáp là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc; vào mùa thu nơi đây khí trời thường âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: không khí ảm đạm, hiu hắt, vắng lạng đến mịt mờ

Câu 5: Phân tích hai câu kết của bài thơ Cảm xúc mùa thu ?

Trả lời:

- “ rộn ràng… may áo rét” : không khí gấp gáp, khẩn trương chuẩn bị cho mùa đông sắp tới

- “ tiếng chày đạp vải” : âm thanh hối hả, nhộn nhịp

=> Kết luận: Cuộc sống tất bật thường nhật của những con người lao động để chuẩn bị thích ứng với thời tiết theo mùa lại càng diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, ngày được trở lại cố hương của tác giả.

Câu 6: Nêu đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương ?

Trả lời:

- Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.

- Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

- Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi nhiều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).

- Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

- Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Tự tình 2 ?

Trả lời:

- Tự tình (bài II) thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

- Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc, vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Câu 8: Nêu ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Tự tình 2”?

Trả lời:

- Tự tình có nghĩa là bộc lộ tâm tình, tâm tình ở đây không phải che đậy hay vay mượn bất cứ cảnh vật nào để bộc lộ. Xuân Hương nói về chính mình, về nỗi cô đơn của kiếp người, nỗi bất hạnh của kiếp má hồng.

- Bài thơ là nỗi tự tình của riêng Xuân Hương nhưng cũng là nỗi đau đáu, bẽ bàng của một lớp phụ nữ bị chèn ép, bị chế độ phong kiến làm cho dang dở, lẻ loi.

Câu 9: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Câu cá mùa thu ?

Trả lời:

Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

Câu 10: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Câu cá mùa thu ?

Trả lời:

Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

Câu 11: Em có cảm nhận gì về cảnh thu ở hai câu thơ đầu tiên bài thơ Câu cá mùa thu ?

Trả lời:

Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng là cái lạnh của lòng người?

Câu 12: Cảm nhận của em về hai câu luận trong bài thơ Câu cá mùa thu như thế nào ?

Trả lời:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”

- Điểm nhìn mở ra cao rộng và sâu thẳm hơn: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, ngõ trúc quanh co.

- Từ trời xanh ngắt: Mùa thu thêm lắng đọng, thêm tĩnh lặng hơn.

- Không gian: Tĩnh, vắng người, vắng tiếng, gần như tĩnh lặng tuyệt đối.

⇒ Cảnh thu đặc sắc với sắc xanh của bầu trời thu, nhưng không khí thu dường như ngưng đọng lại trong khoảnh khắc, không người, không tiếng động...Phải chăng cảnh thu đã được vẽ nên bởi bao vương vấn mang cảm nhận, tâm trạng riêng của thi nhân?

Câu 13: Bức tranh toàn thể mùa thu được miêu tả như thế nào trong tác phẩm Câu cá mùa thu ?

Trả lời:

Bức tranh thu yên ả, vắng lặng và tĩnh lặng đến mức tuyệt đối. Phải chăng, thi nhân phải có một tâm hồn nhạy cảm mới có thể có được những quan sát tinh tế trong mối giao hòa với thiên nhiên.Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương và thái độ không màng danh lợi nhưng vẫn ưu tư thời cuộc.

Câu 14: Phân tích hai câu thơ sau

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Trả lời:

- Cụm từ say lại tỉnh: gợi lên vòng tình duyên quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo giới, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận.

- Vầng trăng:

+ bóng xế: Trăng đang tàn;

+ khuyết chưa tròn: Chưa trọn vẹn.

→ Tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn

Câu 15: Chỉ ra và sửa lại lỗi về trật tự từ trong các câu sau:

  1. Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC.

  2. Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm ở trụ sở công an.

  3. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều. (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)

Trả lời:

a.

- Lỗi thừa từ trong cụm “chỉ có duy nhất” (“chỉ có” và “duy nhất” mang nghĩa tương đương nhau).

- Sửa lại: Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có ở Việt Nam trên kênh VTC.

b.

- Lỗi sai: sắp xếp trật tự từ không hợp lý.

- Sửa lại: Ở trụ sở công an, tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm.

c.

- Lỗi sai: sắp xếp các hành động không theo một trình tự hợp lí.

- Sửa lại: Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.

Câu 16: Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ?

  1. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.

  2. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.

  3. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.

  4. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.

Trả lời:

  1. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.

=> Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.

  1. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.

=> Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.

Câu 17: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn sau là gì ?

“Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.”

Trả lời:

Trật tự câu văn nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.

Câu 18: Lí do của việc lựa chọn trật tự từ trong câu : “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho, ba mẹ con ăn không đủ” là gì?

Trả lời:

Thu hút sự chú ý của người nghe (người đọc) vào cụm từ “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho ”. Và nhấn mạnh tầm quan trọng của “Sáu đồng bạc với ba đồng của thầy các cháu cho” .

Câu 19: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu gạch chân ở ví dụ sau có tác dụng gì ?

…. “ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Trả lời:

Sắp xếp trật tự thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng từ tổng thể đến chi tiết.

Câu 20: Trật tự trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

  1. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

  2. Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Trả lời:

  1. Nhấn mạnh đối tượng "những người lính".

  2. Nhấn mạnh tác giả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay