Câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều Ôn tập Bài 4: Văn bản thông tin (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Văn bản thông tin (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP BÀI 4

VĂN BẢN THÔNG TIN

Câu 1: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Nêu những thông tin về lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận. Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ được chiêm bái các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.” Ka – tê không chỉ là một lễ hội dân gian truyền thống mà còn là một “kho tàng” lưu trữ văn hóa của người Chăm. Cùng với thời gian, nhiều điểm của lễ hội đã phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhưng những giá trị tinh thần sâu sắc của lễ hội Ka – tê vẫn chưa một lần thay đổi. Đối với người Chăm, Ka – tê là một dịp để quay quần, vui chơi, để gắn kết cộng đồng đồng thời cũng là khoảng thời gian linh thiêng gửi tới các vị thần những mong muốn của mình. Lễ hội Ka – tê chính là một phần trong tâm thức của mỗi người con dân tộc Chăm, là một lễ hội tốt đẹp đã và đang được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.

Câu 2: Bài văn Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận được viết theo ngôi kể thứ mấy ?

Trả lời:

Ngôi thể thứ 3

Câu 3: Nét đặc sắc về nghi lễ của lễ hội Ka - tê ?

Trả lời:

- Đoàn người Chăm và Raglai mới tổ chức rước y trang đến tháp Po-klong Ga-rai. Thầy cả lẽo) vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp.

- Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm.

- Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống.

- Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng.

- Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu

Câu 4: Ý nghĩa của lễ hội Ka - tê với người dân chăm ở Ninh Thuận ?

Trả lời:

- Lễ hội Katê là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu mong cho sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vật.

- Thông qua lễ hội Katê người Chăm hướng tới cuộc sống cộng đồng hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Thể hiện sự biết ơn của bản thân mình đối với các vị thần linh và gia tiên. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng về một mùa màng bội thu, ấm no của mình.

Câu 5: Phương thức biểu đạt của tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam là gì ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp với tự sự và nghị luận

Câu 6: Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Quốc Vượng có gì nổi bật ?

Trả lời:

Niềm đam mê của ông là được đi khắp đó đây đi từ đầu đất nước tới cuối đất nước, đi khắp Á,  u, ... để phát hiện những nền văn hóa cổ đại khác nhau. Chính vì đi nhiều nên ông đã tích lũy cho mình bao kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Giúp ông có thể hoàn thành hàng trăm những bài viết nghiên cứu văn hóa, lịch sử được đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước. Không những thế ông còn là một nhà soạn thảo sách nổi tiếng về lịch sử, văn hóa Việt Nam như: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam,... Những giá trị khoa học mà ông để lại cho nhân loại là những đóng góp quý báo cho nền khoa học lịch sử Việt Nam. Ông xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong “tứ trụ” của ngôi nhà sử học Việt Nam hiện đại "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng).

Câu 7: Những phương diện văn hóa ở Hà Nội được hình thành và phát triển như thế nào ?

Trả lời:

Phần 1: Sự hình thành văn hóa Hà Nội

* Phương diện nội dung:

+ Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.

+ Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

* Phương diện hình thức: Dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải); các số chú thích (giải nghĩa từ ngữ)

Phần 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

* Phương diện nội dung:

+ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; ròi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài…)

+ Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung

* Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng (giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin); dấu ngoặc đơn (dùng để trú giải)

Câu 8: Nền văn hóa Hà Nội được hình thành như thế nào ?

Trả lời:

- Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

+ Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

+ Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

+ Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà hợp với văn hóa cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

Câu 9: Nêu những thông tin về Thăng Long mà em biết ?

Trả lời:

Thăng Long: Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa Thu, năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long"

Câu 10: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hoá Việt Nam ?

Trả lời:

In trong văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2010)

Câu 11: Nhận xét tính liên kết trong đoạn văn

Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”

Nỗi niềm vu ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến, Nó không chỉ im riêng vào bài thơ này, mà còn độ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyến: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn)

Trả lời:

- Qua đây ta thấy được cách nhìn nhận của thi nhân Nguyễn Khuyến qua bài thơ.

- Các câu đã có sự liên kết với nhau, đếu xoay quanh, nói về hai câu thơ kết trong bài Thu vịnh.

- Đã đảm bảo được tính mạch lạc, liên kết với nhau về mặt nội dung.

Câu 12: Đoạn văn sau sai ở đâu, tìm và khắc phục:

“Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.  (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)”

Trả lời:

- Lỗi sai:

+ Theo sự diễn đạt này, các câu vi phạm liên kết nội dung: không cùng chung một chủ đề. Có thể sửa lại bằng cách thêm một số từ ngữ vào để tạo ra liên kết chủ đề giữa các câu:

- Sửa lỗi:

Cắm bơi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ thì mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.

Câu 13: Cho đoạn văn sau: “Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý. Những người ấy chính là nghệ sĩ ( Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần)

  1. a) Tại sao nó được xem là một đoạn văn?

  2. b) Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu ở trong đoạn văn trên.

  3. c) Dấu hiệu nào cho thấy sự mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác ở trong văn bản “Yêu và đồng cảm”?

  4. d) Trong đoạn văn trên, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. a) Lý do đoạn văn được xem là đoạn văn:

– Về hình thức:

Đoạn văn trên được tạo thành bởi 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức – Phép lặp.

Đoạn văn trên được viết ở giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và được viết hoa.

– Về nội dung: Nội dung của đoạn văn viết về lòng đồng cảm của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm.

  1. b) Các câu ở trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về tấm lòng đồng cảm của con người, trong câu đều nhắc tới các từ “tấm lòng” hay “lòng đồng cảm”.

  2. c) Dấu hiệu nhận thấy tính mạch lạc giữa các đoạn:

– Đoạn văn trên và những đoạn văn khác đều hướng đến làm nổi bật chủ đề của văn bản “Yêu và đồng cảm”.

– Đoạn văn trên là một lý lẽ nằm ở trong đoạn (5) của văn bản, kết lại vấn đề về tấm lòng đồng cảm của con người và trẻ em.

  1. d) Những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần:

con người/người

tấm lòng

lòng đồng cảm

chỉ có/chỉ vì

– Tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ trên là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, đoạn văn có sự mạch lạc và logic về mặt hình thức.

Câu 14: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

“Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!”

Trả lời:

Đoạn văn viết về việc những người trên tàu chiến quan sát để tiếp cận “con cá thiết kình”. Sự việc diễn ra trong một giờ đồng hồ, được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính: từ sáu giờ đến bảy giờ sáng. Sự thống nhất về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí các sự việc theo nguyên tắc nhân quả làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn: diễn biến của sự việc quan sát và tiếp cận “con cá thiết kình”

Câu 15: Lập bảng tổng hợp kiến thức Thực hành tiếng Việt đã học ở học kì 1 lớp 10 ?

Trả lời:

STT

Nội dung thực hành

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

1

Sử dụng từ Hán Việt

- Giúp học sinh nhận biết được từ Hán Việt

- Giúp học sinh giải thích được nghĩa của các từ ngữ Hán Việt

- Nhận biết được ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt

- Khiến học sinh lưu ý khi dùng từ Hán Việt (đảm bảo đúng ý nghĩa, ngữ cảnh).

2

Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

- Giúp học sinh nhận biết được lỗi sai khi dùng từ và sửa lỗi sai đó

- Giúp học sinh nhận biết được các lỗi về trật tự từ và sửa lỗi sai 

- Đưa ra được các phương án sửa lỗi sai phù hợp.

3

Lỗi về liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa

- Giúp học sinh hiểu thế nào là liên kết và mạch lạc trong đoạn văn, văn bản

- Nhận biết được dấu hiệu của sự mạch lạc

- Thấy được những lỗi sai khi liên kết, diễn đạt

- Đưa ra được các phương án sửa lỗi sai đó.

4

Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của việc trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

- Nâng cao kỹ năng sử dụng trích dẫn

- Giáo dục cho học sinh sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Câu 16: Thời gian tổ chức lễ Giỗ tổ Hùng Vương là khi nào ?

Trả lời:

- Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:

''Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.''

=> Chọn ngày 10/3 âm lịch là ngày lễ chính thực hiện nghi lễ Giỗ Tổ

- Ngày diễn ra là 12/4/2019, tức 8/3 năm Kỷ Hợi đã diễn ra lễ khai mạc

Câu 17: Các hoạt động chính trong lễ hội Đền Hùng có những gì ?

Trả lời:

+ Lễ hội không gian văn hóa đường phố diễn ra với ự góp mặt của hơn 2000 ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng

+ Màn bắn pháo hoa kéo dài 5 phút để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách và nhân dân địa phương

Câu 18: Em có cảm nhận gì về lễ hội Đền Hùng sau khi đọc văn bản ?

Trả lời:

- Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam.

- Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

- Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Câu 19: Viết một bài văn thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em ?

Trả lời:

Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc  n, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc  n, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để cầu may.

Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc  n cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc  n, bảo vệ non sông bờ cõi.

Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà  n; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

Câu 20: Viết một đoạn văn thuyết minh về một lễ hội mà em đã từng tham gia ?

Trả lời:

Ngày xuân gia đình sum vầy, ngày xuân chim muông khoe sắc, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ngày xuân cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc. Từ xa xưa, những lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu của ngày xuân về trên đất Việt. Nhắc đến lễ hội đặc trưng ngày xuân, không thể không nhắc lễ hội khai ấn đền Trần.

Lễ hội khai ấn đền Trần là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam nhằm tri ân công đức các vị vua Trần. Sự ra đời của lễ hội gắn với lịch sử của đền Trần.

Đền Trần ở đường Trần Thừa, thành phố Nam Định là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ XV. Dòng họ Trần dựng nghiệp ở vùng đất Tức Mạc. Đó là vùng đất phát tích đế vương. Năm 1239, vua Trần cho dựng cung điện nhà cửa. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông mở yến tiệc đổi Tức Mạc thành phủ Thiên Trường, xây thành đô, cung điện nguy nga tráng lệ. Phủ Thiên Trường là kinh đô thứ 2 sau Thăng Long. Sau khi nhà Trần suy vong, đền đài cung điện thành phế tích. Sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, người dân nơi đây luôn tưởng nhớ tới công lao to lớn của vương triều Trần. Nhân dân dựng đền thờ phụng và mở hội để ghi lại những dấu ấn không thể phai mờ, bày tỏ lòng tri ân.

Theo tư liệu ghi lại thì đền Trần lúc đầu gọi là nhà thờ Đại tôn. Đến năm 1695, đền mới được dựng bằng gỗ lim. Năm 1705 chính thức gọi là Trần Miếu (miếu nhà Trần). Năm 1852, đền Thiên Trường được sửa lớn, khi đó đào được tấm bia đá có dòng chữ “Hưng Đạo thân vương Cố Trạch” (Nhà của Hưng Đạo vương ở Cố Trạch). Từ đó dân dựng đền Cố Trạch để thờ Hưng Đạo Vương, phụ mẫu ông và vợ của ông là Thiên Thành công chúa.

Đền Trần gồm có 3 công trình kiến trúc gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, ta phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa Tiền Đường 5 gian, tòa Trung Đường 5 gian và tòa Chính Tổng 3 gian.

Thời chống quân Nguyên Mông nhà Trần thực hiện chính sách vườn không nhà trống nên rút toàn bộ quân về Thiên Trường. Trải qua bao phong ba lịch sử, ấn cũ của triều Trần bị thất lạc. Cho đến những năm 1822, vua Minh Mạng có ghé thăm Thiên Trường và cho khắc lại ấn. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo", ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu "Tích phúc vô cương". Lễ hội đền Trần trước khi bắt đầu phải khai ấn.

Lễ khai ấn đầu tiên được bắt đầu vào thời đại nhà Trần vào khoảng thế khỉ thứ XIII, sử sách ghi lại là vào những năm 1239. Đây là nghi lễ tế tổ tiên của dòng họ nhà Trần. Vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những vị quan có công với triều đình tại Phủ Thiên Trường. Đến khi chống giặc Mông lễ hội bị gián đoạn, không được tổ chức. Năm 1269 mới được Trần Thánh Tông mở lễ lại.

Từ đó lễ khai ấn Đền Trần được cố định thường niên vào ngày rằm tháng Giêng lúc 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15. Đây cũng được coi là tín hiệu nhắc nhở kết thúc những ngày tết cổ truyền dân tộc để tiếp tục công cuộc lao động sản xuất.

Khi vào hội, các làng phải rước kiệu về đền Thiên Trường tế các vua Trần. Các lão ông, lão bà mặc áo dài khăn xếp cùng dân làng tề tựu tại đền Cố Trạch làm lễ tế thánh rồi dự lễ khai ấn. Hòm ấn được đặt trang trọng trên bàn thờ. Trong hòm có 2 con dấu bằng gỗ. Trên mặt ấn nhỏ có khắc hai chữ “Trần Miếu”, còn trên mặt ấn lớn có dòng chữ “Trần triều tự điển” cùng hàng chữ nhỏ “tích phúc vô cương”.

Vào đúng giờ Tý khoảng 23 giờ - 1 giờ, người tế chính làm lễ ở đền Cố Trạch, xin rước ấn lên kiệu sang đền Thiên Trường, dâng hương tế cáo trời đất tại bàn thờ Trung thiên, rồi rước ấn vào nội cung, đặt ấn tại ban công đồng làm lễ xin khai ấn.

Người bồi tế đặt giấy “điệp”- 1 loại giấy dân gian của Việt Nam lên trước tế chính, chiêng trống nổi lên. Chủ tế trịnh trọng đóng ấn mực đỏ vào tờ “giấy điệp”, cạnh dấu son trên tờ điệp phải đề rõ ngày, tháng, năm, viết sao cho đủ chữ để khi tính đến chữ cuối phải là chữ sinh. Người được tờ “điệp” đã được đóng ấn đưa về treo tại đền, phủ, từ đường, hay tại nhà, với hy vọng trừ được ma quỷ và mọi rủi ro, được may mắn trong công việc và đời sống trong năm, được mọi sự tốt lành như ý.

Sáng ngày 15 tháng Giêng, tổ chức rước nước. Trước khi đi, người tế chính vào lễ xin một nén hương ở bát hương tổ và 14 nén hương ở các bát hương Hoàng đế, cắm vào bát nhang công đồng trên kiệu 8 chân. Đoàn rước mặc lễ phục trang nghiêm cùng cờ biển uy nghi, nghênh kiệu ra cổng đền, rồi dừng lại làm lễ tế trời đất. Đám rước tiếp tục ra bến sông Hồng trên bến Hữu Bị cách đền khoảng 3 km.

Kiệu dừng lại, Ban tổ chức đưa bình đựng nước xuống thuyền, thuyền có trang trí cờ hoa rực rỡ, gióng trống chèo ra giữa sông. Người tế chính múc nước trong vào bình, khi bình đầy nước thì đưa vào đặt lên kiệu, và lại theo đường cũ rước nước về đền. Nước trong bình được múc ra các bát để lên bàn thờ tiến hành tế nước. Tế xong, nước này ban cho con cháu họ Trần uống để không quên nguồn gốc tổ tiên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay