Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
Giáo án bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông sách đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.
- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Nhận ra được tình huống không an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những việc hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tranh ảnh về các phương tiện giao thông phổ biến, tình huống tư liệu liên quan đến việc tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tình huống có liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Kể tên các phương tiện giao thông mà em biết. a. Mục tiêu: Khai thác kinh nghiệm, sự hiểu biết của HS về các phương tiện giao thông phổ biến. b. Cách thức tiến hành - GV cho HS quan sát bức tranh về phương tiện giao thông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bức tranh có các phương tiện giao thông nào? + Em biết gì về phương tiện giao thông này? - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thích loại phương tiện giao thông nào? Tại sao? - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Em đã tham gia phương tiện giao thông nào? a. Mục tiêu: HS chia sẻ được trải nghiệm của bản thân về - Các phương tiện giao thông đã được đi. - Nêu cảm nhận của HS khi tham gia giao thông bằng các phương tiện đó. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã từng được đi trên những phương tiện giao thông nào? - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân: + Em hãy kể một tình huống tuân thủ hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên phương tiện giao thông đó. + Cảm nhận của em trong tình huống đó như thế nào? - GV mời 2-3 HS chia sẻ về tình huống của mình trước lớp. - GV tổ chức cho HS trao đổi: Để không rơi vào những tình huống tương tự, em cần phải làm gì?
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Là một học sinh, nhiệm vụ của chúng ta trước hết là phải tuân thủ đúng luật lệ giao thông. Khi mình làm đúng thì mới có thể tuyên truyền cho mọi người về sự cấp thiết của an toàn giao thông, cũng như chấp hành đúng luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả mọi người. Để nắm rõ hơn về một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu một số quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm. - GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 1-6 SGK tr.10, 11 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu một số quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. - GV lưu ý HS: + Biểu tượng đèn xanh tượng trưng cho những hành vi được phép hoặc cần phải thực hiện. + Biểu tượng đèn đỏ tượng trưng cho những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. - GV mời một số đại diện các nhóm lên đọc quy tắc do nhóm vừa khái quát được. GV giúp HS ghi lại các quy tắc trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV mở rộng một số quy tắc: + Cài dây an toàn khi đi trên ô tô, máy bay. + Chỉ xuống xe khi xe đã dừng, đỗ hẳn. + Cấm đùa nghịch, leo trèo trên boong tàu, thuyền,.... Hoạt động 2: Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong hình a. Mục tiêu - Tìm hiểu những việc làm có thể gây nguy hiểm khi đi trên các phương tiện giao thông. - Nêu được lợi ích, hậu quả của việc tuân thủ quy tắc hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1-5 SGK tr.11, thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh.
- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. - GV mời 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao? a. Mục tiêu: HS thể hiện được thái độ trước những hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và nêu thái độ đối với từng tình huống thể hiện trong các tranh SGK tr.12: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
|
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời. + Bức tranh có các phương tiện giao thông: tàu thủy, máy bay, xe máy, xe ô tô. + Tàu thủy đi ở đường sông, máy bay bay ở đường hàng không, xe máy và ô tô đi ở đường bộ.
- HS trả lời.
- HS trả lời. - HS thảo luận nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS trả lời: Để không rơi vào những tình huống tương tự, em cần phải hiểu rõ các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông và chấp hành đúng luật lệ giao thông. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm.
- HS quan sát Hình 1-6.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc quy tắc:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm.
- HS quan sát Hình 1-5.
- HS trình bày kết quả thảo luận: + Hình 1: Một bạn HS đứng trêu đùa một bạn khác khi xe bus đang di chuyển. Bạn HS đó có thể bị ngã và bị thương bất cứ lúc nào (khi xe phanh gấp, dừng đỗ,...). + Hình 2: Một bạn HS đang đứng trên ghế máy bay. Đây là hành vi bị cấm khi đi trên máy bay. Bạn đó có thể bị ngã, rời khỏi ghế mỗi khi máy bay bị sóc hoặc khi cất cánh, hạ cánh. + Hình 3: Một bạn HS đang ngồi sau xe máy, dùng ô để che mưa. Đây là hành vi rất nguy hiểm, bị pháp luật cấm vì không những gây nguy hiểm cho bản thân, người thân mà còn cho những người tham gia giao thông khác. + Hình 4: Một bạn HS đang đứng trên thuyền và cởi áo phao. Hành vi này bị cấm. Bạn có thể bị ngã xuống nước, nếu không có áo phao, có thể bị đuối nước. Khi đứng lên, bạn đó còn có thể làm khuất tầm nhìn của người chèo thuyền, làm thuyền mất thăng bằng, chòng chành, dẫn đến thuyền bị lật.
- HS trả lời: Cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất