Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập chủ đề 7 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7.
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Câu 1: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì?
Trả lời:
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Câu 2: Hệ thống chính trị Việt Nam có mấy đặc điểm cơ bản?
Trả lời:
- Có 3 đặc điểm cơ bản - Có 3 đặc điểm cơ bản
+ Tính nhất nguyên chính trị + Tính nhất nguyên chính trị
+ Tính thống nhất + Tính thống nhất
+ Tính nhân dân + Tính nhân dân
Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Trả lời:
Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.
Trong đó:
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.
Câu 4: Trình bày nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội. Đảng lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng được biểu hiện qua nhiều phương thức như: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng, lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo bảng công tác kiểm tra, giám sát,......
Câu 5: Các đại biểu dân cử có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.
Câu 6: Nêu các văn bản quy định vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị?
Trả lời:
Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Vị trí, chức năng, tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.... Trong quá trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Bộ máy nhà nước là gì?
Trả lời:
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ - của Nhà nước.
Câu 8: Nêu nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng?
Trả lời:
Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng là một nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thể hiện qua các phương diện như: Đảng đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn cho Nhà nước; Đảng chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động của Nhà nước; Đảng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước,...
Câu 9: Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là?
Trả lời:
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2).
Câu 10: Kể tên các cơ quan, thiết chế đóng vai trò quan trọng trong bộ máy Nhà nước?
Trả lời:
- Quốc hội - Quốc hội
- Chủ tịch nước - Chủ tịch nước
- Chính phủ - Chính phủ
Câu 11: Nêu chức năng của Quốc hội?
Trả lời:
- Chức năng lập hiến, lập pháp - Chức năng lập hiến, lập pháp
- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước - Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước - Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Câu 12: Nêu cơ cấu tổ chức của Chính phủ?
Trả lời:
Bao gồm:
- Thủ tướng Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ - Các Phó Thủ tướng Chính phủ
- Bộ và Cơ quan ngang Bộ - Bộ và Cơ quan ngang Bộ
Câu 13: Chủ tịch nước có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Trả lời:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước là:
- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. - Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, - Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước,
danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ - Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Câu 14: Tòa án nhân dân là gì?
Trả lời:
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Câu 15: Trình bày các hoạt động của tòa án nhân dân?
Trả lời:
Mỗi toà án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Câu 16: Trình bày cơ cấu của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam?
Trả lời:
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự. Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.
Câu 17: Ủy ban nhân dân có chức năng gì?
Trả lời:
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Câu 18: Trình bày cơ cấu của Hội đồng nhân dân?
Trả lời:
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Hội đồng nhân dân được tổ chức gồm: Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.
Câu 19: Trình bày cơ cấu của Ủy ban nhân dân?
Trả lời:
Uỷ ban nhân dân gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên phụ trách cơ quan chuyên môn (Tư pháp; Tài chính – Kế hoạch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động – Thương binh và Xã hội; Văn hoá và Thông tin....), Uỷ viên phụ trách công an, Uỷ viên phụ trách quân sự.
Câu 20: Trình bày hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân?
Trả lời:
Uỷ ban nhân dân hoạt động theo luật định. Mỗi tháng Uỷ ban nhân dân họp một lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi có công việc phát sinh đột xuất. Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến tập thể.