Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập bài mở đầu
Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài mở đầuc. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP PHẦN MỞ ĐẦU
(20 CÂU)
Câu 1: Nêu mục tiêu học tập môn Sinh học.
Trả lời:
- Về kiến thức: Giúp hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên. - Về kiến thức: Giúp hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên.
- Về năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực sinh học như nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. - Về năng lực: Giúp hình thành và phát triển năng lực sinh học như nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.
- Về phẩm chất: Giúp rèn luyện thế giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung thực và nhiều năng lực cần thiết. - Về phẩm chất: Giúp rèn luyện thế giới quan khoa học, tinh thần trách nhiệm, trung thực và nhiều năng lực cần thiết.
+ Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. + Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe.
+ Biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước. + Biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước.
+ Có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. + Có thái độ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
+ Ứng xử với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững. + Ứng xử với thiên nhiên phù hợp với sự phát triển bền vững.
Câu 2: Phương pháp nào thường được sử dụng để nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
Trả lời:
Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học: Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực nghiệm khoa học.
Câu 3: Nêu khái niệm các cấp độ tổ chức sống, các cấp độ tổ chức sống bao gồm những gì?
Trả lời:
- Khái niệm: Các cấp độ tổ chức sống là các cấp độ tổ chức biểu hiện các đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,… - Khái niệm: Các cấp độ tổ chức sống là các cấp độ tổ chức biểu hiện các đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
- Gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển. - Gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
- Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái. - Các cấp độ tổ chức sống cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
Câu 4: Nêu khái niệm nhóm ngành sinh học cơ bản và nhóm ngành ứng dụng sinh học.
Trả lời:
- Nhóm ngành sinh học cơ bản: Nhóm ngành sinh học cơ bản là các ngành nghề có các công việc, nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các cấp độ tổ chức sống (tế bào, cơ thể). - Nhóm ngành sinh học cơ bản: Nhóm ngành sinh học cơ bản là các ngành nghề có các công việc, nghiên cứu liên quan trực tiếp đến các cấp độ tổ chức sống (tế bào, cơ thể).
- Nhóm ngành ứng dụng sinh học: Nhóm ngành ứng dụng sinh học bao gồm các ngành nghề ứng dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như đảm bảo nguồn lương thực, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học,… - Nhóm ngành ứng dụng sinh học: Nhóm ngành ứng dụng sinh học bao gồm các ngành nghề ứng dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn như đảm bảo nguồn lương thực, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học,…
Câu 5: Tin sinh học là gì?
Trả lời:
Tin sinh học là một ngành khoa học tìm kiếm, phát hiện và mô phỏng quy luật vận động của thế giới sống trên cơ sở phân tích nguồn dữ liệu sinh học thông qua các công cụ quản lý, xử lý dữ liệu trên máy tính và mạng internet.
Câu 6: Các cấp độ tổ chức sống đều có đặc điểm chung nào?
Trả lời:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- Hệ thống mở và tự điều chỉnh. - Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
- Thế giới sống liên tục tiến hóa. - Thế giới sống liên tục tiến hóa.
Câu 7: Đạo đức sinh học có nhiệm vụ gì?
Trả lời:
Nhiệm vụ của đạo đức sinh học:
- Có nhiệm vụ đưa ra những quy tắc các giá trị đạo đức trong khoa học nghiên cứu sự sống cũng như ứng dụng khoa học vào thực tiễn. - Có nhiệm vụ đưa ra những quy tắc các giá trị đạo đức trong khoa học nghiên cứu sự sống cũng như ứng dụng khoa học vào thực tiễn.
- Thí nghiệm những phương pháp mới trên người động vật, thực vật, vi sinh vật cũng đòi hỏi làm rõ nguồn gốc và tuân thủ những quy định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu của quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu. - Thí nghiệm những phương pháp mới trên người động vật, thực vật, vi sinh vật cũng đòi hỏi làm rõ nguồn gốc và tuân thủ những quy định chặt chẽ về đạo đức nghiên cứu của quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho đối tượng tham gia nghiên cứu.
Câu 8: Lấy ví dụ minh họa cho phương pháp thực nghiệm khoa học.
Trả lời:
Ví dụ: Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của hạt, ra có thể thiết kế thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 2 lô thí nghiệm (lô 1: gieo các hạt đã được ngâm trong nước ở 20oC; lô 2: gieo các hạt đã được ngâm trong nước ấm khoảng 40oC); quan sát và so sánh số lượng hạt nảy mầm ở mỗi lô thí nghiệm; đưa ra giải thích và kết luận.
Câu 9: Sắp xếp các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.
Trả lời:
Các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao là: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển.
Câu 10: Một số ngành sinh học cơ bản được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Trả lời:
- Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,… - Y học: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,…
- Dược học: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và chữa trị bệnh ở người. - Dược học: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và chữa trị bệnh ở người.
- Pháp y: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… để giải quyết các vụ án dân sự, khám nghiệm tử thi, xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,… - Pháp y: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… để giải quyết các vụ án dân sự, khám nghiệm tử thi, xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,…
Câu 11: Tin sinh học được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
Trả lời:
- Ứng dụng: - Ứng dụng:
+ Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền từ đó phát hiện để điều trị sớm. + Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền từ đó phát hiện để điều trị sớm.
+ So sánh hệ gene hay DNA, trình tự của protein nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài. + So sánh hệ gene hay DNA, trình tự của protein nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài.
+ Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn. + Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn.
- Một số ngân hàng dữ liệu phổ biến hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu: GenBank, EMBL (European Molecular Bioinformatic Laboratory),... - Một số ngân hàng dữ liệu phổ biến hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu: GenBank, EMBL (European Molecular Bioinformatic Laboratory),...
Câu 12: Cơ thể người có một số khả năng tự điều chỉnh như thế nào?
Trả lời:
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ giãn ra, lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể. - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ cao, hệ mạch dưới da sẽ giãn ra, lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể.
- Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể. - Khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại, xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
- Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật. - Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.
- Khi có một tác động quá lớn đến tâm lý con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn ký ức đó. - Khi có một tác động quá lớn đến tâm lý con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn ký ức đó.
- Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường – chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể. - Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường – chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat – chất gây độc cho cơ thể.
Câu 13: Sinh học đã đóng góp như thế nào vào sự phát triển kinh tế, công nghệ?
Trả lời:
- Đối với lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học: cho ra đời nhiều sản phẩm như các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt chi phí thấp, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. - Đối với lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học: cho ra đời nhiều sản phẩm như các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt chi phí thấp, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Góp phần thúc đẩy cho việc nghiên cứu công nghệ: Với việc nghiên cứu tập tính, hoạt động của động vật, người ta có thể chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị máy móc phục vụ cho đời sống con người. - Góp phần thúc đẩy cho việc nghiên cứu công nghệ: Với việc nghiên cứu tập tính, hoạt động của động vật, người ta có thể chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị máy móc phục vụ cho đời sống con người.
→ Sinh học có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế, công nghệ: Bảo tồn đa dạng sinh học được lồng ghép vào các dự án phát triển kinh tế, công nghệ. Ngược lại, sự phát triển kinh tế và công nghệ là nền tảng cho sự phát triển của ngành Sinh học.
Câu 14: Tại sao phải có đạo đức sinh học khi nghiên cứu?
Trả lời:
- Nghiên cứu và đạo đức sinh học không thể tách rời - Nghiên cứu và đạo đức sinh học không thể tách rời
- Mọi quyết định lâm sàng đòi hỏi một quyết định đạo đức - Mọi quyết định lâm sàng đòi hỏi một quyết định đạo đức
- Nếu không trung thực, kết quả nghiên cứu có thể sai sót và ảnh hưởng xấu nếu được áp dụng thực tiễn. - Nếu không trung thực, kết quả nghiên cứu có thể sai sót và ảnh hưởng xấu nếu được áp dụng thực tiễn.
Câu 15: Thế giới sống liên tục tiến hóa như thế nào?
Trả lời:
Sự sống được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình sinh sản. Trong đó:
- Quá trình nhân đôi DNA giúp các đặc tính được ổn định và kế thừa qua các thế hệ. - Quá trình nhân đôi DNA giúp các đặc tính được ổn định và kế thừa qua các thế hệ.
- Các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, giúp tạo ra các sự đa dạng về mặt di truyền. - Các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, giúp tạo ra các sự đa dạng về mặt di truyền.
- Ngoài ra, môi trường sống thay đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại nên quá trình chọn lọc tự nhiên đã giúp loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại những dạng sống thích nghi với những môi trường khác nhau. - Ngoài ra, môi trường sống thay đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại nên quá trình chọn lọc tự nhiên đã giúp loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại những dạng sống thích nghi với những môi trường khác nhau.
→ Các loài sinh vật luôn tiến hóa để thích nghi và tạo ra thế giới sống vô cùng đa dạng ngày nay.
Câu 16: Thực phẩm chuyển gen đã gây nên những lo ngại gì cho người tiêu dùng?
Trả lời:
- Kỹ thuật di truyền liệu có trở thành một công nghệ cực đoan. - Kỹ thuật di truyền liệu có trở thành một công nghệ cực đoan.
- Sinh vật GMO có thể gây dị ứng, ung thư và các vấn đề khác về sức khỏe cho con người. - Sinh vật GMO có thể gây dị ứng, ung thư và các vấn đề khác về sức khỏe cho con người.
- Cây trồng biến đổi gen làm cho nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu và diệt cỏ. - Cây trồng biến đổi gen làm cho nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu và diệt cỏ.
- Sinh vật biến đổi gen gây hại cho các loài côn trùng thân thiện. - Sinh vật biến đổi gen gây hại cho các loài côn trùng thân thiện.
- Các gen tăng cường có thể lây lan sang các cây trồng khác, thực vật hoang dã và sang hệ sinh thái. - Các gen tăng cường có thể lây lan sang các cây trồng khác, thực vật hoang dã và sang hệ sinh thái.
Câu 17: Để xác định hàm lượng đường trong máu, ta sử dụng phương pháp nghiên cứu nào?
Trả lời:
Để xác định hàm lượng đường trong máu, ta sử dụng phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
Câu 18: Mất cân bằng nội môi là gì? Gây ra hậu quả gì? Lấy ví dụ.
Trả lời:
- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thay đổi và không duy trì được sự ổn định, cân bằng sẽ gây nên sự biến đổi hoặc gây rối loạn các hoạt động của tế bào và các cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây nên tử vong ở các loài động vật — đó là mất cân bằng nội môi. - Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong thay đổi và không duy trì được sự ổn định, cân bằng sẽ gây nên sự biến đổi hoặc gây rối loạn các hoạt động của tế bào và các cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây nên tử vong ở các loài động vật — đó là mất cân bằng nội môi.
- Bất cứ một bộ phận hay cơ quan nào tham gia vào quá trình cân bằng nội môi hoạt động bất thường hoặc bị bệnh → dẫn đến mất cân bằng nội môi. - Bất cứ một bộ phận hay cơ quan nào tham gia vào quá trình cân bằng nội môi hoạt động bất thường hoặc bị bệnh → dẫn đến mất cân bằng nội môi.
- Ví dụ: Mất cân bằng nội môi gây ra một số căn bệnh ví dụ như: Khi nồng độ muối NaCl có trong máu tăng cao sẽ gây nên bệnh tiểu đường. Nồng độ đường huyết trong máu tăng quá cao cũng gây sốt và co giật. Ngoài ra còn gây nên bệnh cao huyết áp. - Ví dụ: Mất cân bằng nội môi gây ra một số căn bệnh ví dụ như: Khi nồng độ muối NaCl có trong máu tăng cao sẽ gây nên bệnh tiểu đường. Nồng độ đường huyết trong máu tăng quá cao cũng gây sốt và co giật. Ngoài ra còn gây nên bệnh cao huyết áp.
Câu 19: Nếu diện tích rừng bị suy giảm sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời:
Nếu diện tích rừng bị suy giảm sẽ dẫn đến những hậu quả như:
- Mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật → suy giảm đa dạng sinh học. - Mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật → suy giảm đa dạng sinh học.
- Khi có thiên tai dễ gây nên các hiện tượng lũ lụt, xói mòn. - Khi có thiên tai dễ gây nên các hiện tượng lũ lụt, xói mòn.
- Con người bị mất đi nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. - Con người bị mất đi nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
- Hàm lượng CO - Hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng cao gây hiệu ứng nhà kính.
Câu 20: Một người nông dân cho rằng: “Chỉ cần quan sát biểu hiện bên ngoài của lúa là có thể khẳng định được lúa đang bị thiếu nguyên tố nào”. Em đánh giá như thế nào về ý kiến của người nông dân này?
Trả lời:
Ý kiến trên chưa hoàn toàn đúng vì nếu chỉ sử dụng phương pháp quan sát thì chỉ nhận biết được cây thiếu nguyên tố khoáng nào khi cây có biểu hiện đặc trưng. Trong trường hợp cây thiếu các nguyên tố khoáng khác nhau lại có biểu hiện giống nhau thì cần phối hợp thêm các phương pháp thực nghiệm khoa học mới cho kết quả chính xác.