Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 4 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
(PHẦN 2 – 20 CÂU)
Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
Trả lời:
- Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu. - Khái niệm: Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu.
- Đặc điểm: - Đặc điểm:
+ Trong nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào. + Trong nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào.
+ Trước khi diễn ra nguyên phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). Kì trung gian ở các loại tế bào khác nhau thường không giống nhau, thường kéo dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì. Trong kì trung gian, các nhiễm sắc thể nhân đôi tại thành nhiễm sắc thể kép. + Trước khi diễn ra nguyên phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). Kì trung gian ở các loại tế bào khác nhau thường không giống nhau, thường kéo dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì. Trong kì trung gian, các nhiễm sắc thể nhân đôi tại thành nhiễm sắc thể kép.
- Ý nghĩa: - Ý nghĩa:
+ Nguyên phân là cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào. + Nguyên phân là cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào.
+ Đối với cơ thể đa bào: + Đối với cơ thể đa bào:
+ Giúp tăng số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng và phát triển. + Giúp tăng số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng và phát triển.
+ Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận. + Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.
+ Đối với cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản. + Đối với cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản.
Câu 2: Công nghệ tế bào là gì? Trình bày cơ sở khoa học và nguyên lý của công nghệ tế bào.
Trả lời:
- Công nghệ tế bào là quy trình kỹ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Công nghệ tế bào là quy trình kỹ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Cơ sở khoa học: dựa trên tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng. - Cơ sở khoa học: dựa trên tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.
- Nguyên lí: mỗi tế bào chứa hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật. Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ khác nhau. - Nguyên lí: mỗi tế bào chứa hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật. Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ khác nhau.
Câu 3: Trình bày các pha của chu kì tế bào.
Trả lời:
- Đối với tế bào nhân sơ: Chu kì tế bào là quá trình trực phân. - Đối với tế bào nhân sơ: Chu kì tế bào là quá trình trực phân.
- Đối với tế bào nhân thực: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn là (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích lũy vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; và (2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M). - Đối với tế bào nhân thực: Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn là (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) giúp tế bào phát triển, tích lũy vật chất, nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; và (2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M).
Giai đoạn | Các pha | Nội dung |
Trung gian | G1 | Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng tế bào và chuẩn bị nhân đôi. |
S | Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể dính nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép. | |
G2 | Tổng hợp các chất cho tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh | |
Phân bào | M | Phân chia nhân: - Gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. - Nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách làm hai phần giống nhau. |
Phân chia tế bào chất: Ở tế bào thực vật, phân chia tế bào chất bằng hình thành vách ngăn còn ở tế bào động vật, phân chia tế bào chất bằng hình thành eo thắt. |
Câu 4: Tại sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao?
Trả lời:
- Nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể là vì : - Nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể là vì :
Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên nhờ quá trình nguyên phân. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng. Sinh trưởng của các mô, cơ quan trong cơ thể chủ yếu nhờ vào sự tăng số lượng tế bào qua nguyên phân.
- Về mặt thực tiễn: - Về mặt thực tiễn:
+ Phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. + Phương pháp giâm, chiết, ghép cành được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.
+ Hiểu được bản chất của nguyên phân các nhà khoa học đã ứng dụng vào kỹ thuật nuôi cấy mô. Việc nuôi cấy trong ống nghiệm các mô và tế bào thực vật có hiệu quả lớn: nhân nhanh các giống tốt, xử lý làm sạch virus, góp phần chọn, tạo dòng tế bào thực vật có khả năng chống sâu bệnh đã được dùng rộng rãi trong công tác giống cây trồng. + Hiểu được bản chất của nguyên phân các nhà khoa học đã ứng dụng vào kỹ thuật nuôi cấy mô. Việc nuôi cấy trong ống nghiệm các mô và tế bào thực vật có hiệu quả lớn: nhân nhanh các giống tốt, xử lý làm sạch virus, góp phần chọn, tạo dòng tế bào thực vật có khả năng chống sâu bệnh đã được dùng rộng rãi trong công tác giống cây trồng.
Câu 5: Quá trình giảm phân II diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Kì đầu II | - Các nhiễm sắc thể dần co xoắn lại. - Màng nhân và nhân con tiêu biến. - Thoi phân bào được hình thành. |
Kì giữa II | Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau II | Các chromatid tách nhau ở tâm động và được thoi phân bào kéo về hai cực của tế bào. |
Kì cuối II | - Màng nhân và nhân con xuất hiện. - Tế bào chất phân chia tạo thành các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n đơn). |
Câu 6: Tính toàn năng của tế bào là gì?
Trả lời:
Tính toàn năng của tế bào:
- Tính toàn năng của tế bào là khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. - Tính toàn năng của tế bào là khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể.
- Tính toàn năng của tế bào động vật và thực vật khác nhau: Tế bào thực vật trưởng thành có thể phân chia và biệt hóa để hình thành cây hoàn chỉnh, tế bào động vật trưởng thành thường chỉ có thể hình thành những loại tế bào nhất định.. - Tính toàn năng của tế bào động vật và thực vật khác nhau: Tế bào thực vật trưởng thành có thể phân chia và biệt hóa để hình thành cây hoàn chỉnh, tế bào động vật trưởng thành thường chỉ có thể hình thành những loại tế bào nhất định..
Câu 7: Trình bày diễn biến quá trình kiểm soát chu kì tế bào.
Trả lời:
- Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào được kiểm soát nhờ các điểm kiểm soát. Có 3 điểm kiểm soát chính: - Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào được kiểm soát nhờ các điểm kiểm soát. Có 3 điểm kiểm soát chính:
Tên | Chức năng |
G1 (điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn) | Nhận diện sai hỏng và sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kỳ tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục. Nếu tế bào không qua được điểm giới hạn sẽ tiến vào trạng thái “nghỉ” ở pha G0. |
G2/M | Kiểm soát sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên thoi phân bào. |
Điểm kiểm soát thoi phân bào (điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau) | Kiểm soát kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép. |
Câu 8: Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của vật chất di truyền. Cấu trúc nào phân li độc lập? Cấu trúc nào tổ hợp tự do? Điều đó xảy ra vào thời điểm nào trong giảm phân? Nêu ý nghĩa thực tiễn của các hiện tượng đó.
Trả lời:
Cấu trúc đó là nhiễm sắc thể diễn ra ở kì sau giảm phân I (chủ yếu) và kì sau giảm phân II.
- Vào kì sau giảm phân I: Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào (Sự phân li của cặp NST kép này độc lập với sự phân li của cặp NST kép khác, ví dụ như: cặp A kép - a kép phân li độc lập với cặp B kép - b kép) do đó ở 2 cực của tế bào các NST kép thuộc các cặp khác nhau tổ hợp tự do với nhau (ví dụ: Ở một cực tế bào A kép có thể tổ hợp B kép hoặc b kép) sau đó tế bào chất phân chia tạo 2 tế bào con có NST khác nguồn gốc. - Vào kì sau giảm phân I: Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào (Sự phân li của cặp NST kép này độc lập với sự phân li của cặp NST kép khác, ví dụ như: cặp A kép - a kép phân li độc lập với cặp B kép - b kép) do đó ở 2 cực của tế bào các NST kép thuộc các cặp khác nhau tổ hợp tự do với nhau (ví dụ: Ở một cực tế bào A kép có thể tổ hợp B kép hoặc b kép) sau đó tế bào chất phân chia tạo 2 tế bào con có NST khác nguồn gốc.
- Kì sau giảm phân II: Các NST kép tách thành 2 NST đơn phân li về 2 cặp tế bào mới. - Kì sau giảm phân II: Các NST kép tách thành 2 NST đơn phân li về 2 cặp tế bào mới.
Vậy: do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST về các tế bào con, từ đó hình thành giao tử Từ các tế bào sinh dục giống nhau hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Khi thụ tinh, các loại giao tử tổ hợp (kết hợp) tự do làm đời con có nhiều biến dị tổ hợp (nhiều kiểu gen mới, khác bố mẹ dù được tổ hợp từ các NST của bố mẹ). Trong thực tiễn vận dụng cơ chế này của giảm phân người ta tiến hành lai nhiều dạng bố mẹ khác nhau, chủ động tạo biến dị tổ hợp ở đời con, phục vụ cho chọn giống.
Câu 9: Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Trả lời:
- Giảm phân kết hợp với thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, giúp giới sinh vật đa dạng và phong phú, tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi: - Giảm phân kết hợp với thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, giúp giới sinh vật đa dạng và phong phú, tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi:
+ Sự trao đổi chéo giữa hai chromatid trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử. + Sự trao đổi chéo giữa hai chromatid trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân I đã tạo ra nhiều loại giao tử.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp + Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
- Sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế để duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ: - Sự kết hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế để duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ:
+ Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh tạo hợp tử, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục. + Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài, qua thụ tinh tạo hợp tử, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục.
+ Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành. + Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.
Câu 10: Em hiểu như thế nào về nhân bản vô tính vật nuôi, liệu pháp tế bào gốc và liệu pháp gene?
Trả lời:
- Nhân bản vô tính vật nuôi là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính. - Nhân bản vô tính vật nuôi là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính.
- Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền. - Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.
- Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành. - Liệu pháp gene là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành.
Câu 11: Em hãy trình bày cơ chế hình thành khối u.
Trả lời:
- Cơ chế hình thành các khối u: Khi các tế bào thoát khỏi các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào và chúng phân chia liên tục tạo thành các khối u. - Cơ chế hình thành các khối u: Khi các tế bào thoát khỏi các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào và chúng phân chia liên tục tạo thành các khối u.
- Có 2 loại khối u: - Có 2 loại khối u:
+ U lành tính: Khối u không di chuyển hay xâm lấn các mô và các cơ quan. + U lành tính: Khối u không di chuyển hay xâm lấn các mô và các cơ quan.
+ U ác tính: Khối u có thể xâm lấn các mô hoặc di chuyển đến các cơ quan khác (di căn). + U ác tính: Khối u có thể xâm lấn các mô hoặc di chuyển đến các cơ quan khác (di căn).
Câu 12: Tại sao quá trình giảm phân tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST ?
Trả lời:
Do trình tự sắp xếp của các NST trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 13: Giảm phân góp phần cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống như thế nào?
Trả lời:
Giảm phân góp phần cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống: Sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng ở kì đầu I, kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau, là cơ sở để tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Câu 14: Nêu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.
Trả lời:
Một số thành tựu:
- Nhân nhanh các giống cây ăn quả bao gồm chuối già Nam Mỹ, chuối sứ, dâu tây chịu nhiệt, dừa, dứa,... - Nhân nhanh các giống cây ăn quả bao gồm chuối già Nam Mỹ, chuối sứ, dâu tây chịu nhiệt, dừa, dứa,...
- Nhân nhanh các giống cây cảnh có giá trị cao như lan hồ điệp, lan rừng đột biến,… và cây cảnh ngắn ngày như hoa hồng, thược dược, cúc, đồng tiền,... - Nhân nhanh các giống cây cảnh có giá trị cao như lan hồ điệp, lan rừng đột biến,… và cây cảnh ngắn ngày như hoa hồng, thược dược, cúc, đồng tiền,...
- Nhân nhanh các giống cây dược liệu như đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh,... - Nhân nhanh các giống cây dược liệu như đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh,...
- Nhân nhanh các giống cây lấy gỗ như bạch đàn, keo lai, cầm lai,... - Nhân nhanh các giống cây lấy gỗ như bạch đàn, keo lai, cầm lai,...
Câu 15: Nguyên nhân nào gây ung thư? Nêu các biện pháp phòng tránh ung thư.
Trả lời:
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư như ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, di truyền, béo phì và ít vận động, rượu bia, phơi nhiễm từ môi trường làm việc, nhiễm trùng,… - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư như ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, di truyền, béo phì và ít vận động, rượu bia, phơi nhiễm từ môi trường làm việc, nhiễm trùng,…
- Các biện pháp phòng tránh: - Các biện pháp phòng tránh:
+ Tránh xa thuốc lá. + Tránh xa thuốc lá.
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. + Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
+ Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học (hạn chế các thức uống có cồn, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...). + Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học (hạn chế các thức uống có cồn, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,...).
+ Khám sàng lọc, tầm soát ung thư định kỳ nhất là những nhóm người nguy cơ có khả năng bị ung thư cao. + Khám sàng lọc, tầm soát ung thư định kỳ nhất là những nhóm người nguy cơ có khả năng bị ung thư cao.
Câu 16: Những rủi ro có thể gặp phải khi sinh con ở phụ nữ lớn tuổi?
Trả lời:
- Đối với người mẹ, một số trường hợp dễ có nguy cơ cao là thai bất thường, hay gặp là chửa trứng. Ngoài ra, sản phụ còn phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… Trong quá trình sinh nở cũng dễ xảy ra biến chứng. Sau khi sinh sức khỏe cũng chậm phục hồi hơn. - Đối với người mẹ, một số trường hợp dễ có nguy cơ cao là thai bất thường, hay gặp là chửa trứng. Ngoài ra, sản phụ còn phải đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường… Trong quá trình sinh nở cũng dễ xảy ra biến chứng. Sau khi sinh sức khỏe cũng chậm phục hồi hơn.
- Đối với thai nhi, nguy cơ xảy ra dị tật bẩm sinh cao hơn so với khi mang thai lúc người mẹ còn trẻ như: hội chứng Down, dị tật tim, phổi, cơ xương, thai chậm phát triển, sinh non, sinh nhẹ cân, thai lưu… - Đối với thai nhi, nguy cơ xảy ra dị tật bẩm sinh cao hơn so với khi mang thai lúc người mẹ còn trẻ như: hội chứng Down, dị tật tim, phổi, cơ xương, thai chậm phát triển, sinh non, sinh nhẹ cân, thai lưu…
- Người mẹ mang thai sau 35 tuổi có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non. Đặc biệt, nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ. - Người mẹ mang thai sau 35 tuổi có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ, đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non. Đặc biệt, nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển về thần kinh vận động cũng tăng theo tuổi của mẹ.
Câu 17: Nêu một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật.
Trả lời:
- Sử dụng tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc để ứng dụng chăm sóc da và hỗ trợ điều trị một số bệnh lí về da. - Sử dụng tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc để ứng dụng chăm sóc da và hỗ trợ điều trị một số bệnh lí về da.
- Thành lập ngân hàng tế bào gốc MekoStem để thu thập, phân lập, bảo quản, biệt hóa và cung cấp các tế bào gốc từ màng dây rốn nhằm ứng dụng điều trị các tổn thương da và các vết thương mãn tính lâu liền. - Thành lập ngân hàng tế bào gốc MekoStem để thu thập, phân lập, bảo quản, biệt hóa và cung cấp các tế bào gốc từ màng dây rốn nhằm ứng dụng điều trị các tổn thương da và các vết thương mãn tính lâu liền.
- Sử dụng liệu pháp tế bào gốc nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành kết mạc để chữa mắt. - Sử dụng liệu pháp tế bào gốc nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành kết mạc để chữa mắt.
- Thành công bước đầu trong ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương vùng cơ tim gây suy tim. - Thành công bước đầu trong ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương vùng cơ tim gây suy tim.
- Thành công nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng, mở ra triển vọng trong điều trị vô sinh ở nam giới. - Thành công nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng, mở ra triển vọng trong điều trị vô sinh ở nam giới.
- Chuyển gene thành công tạo ra những con cá phát sáng mở ra cách bảo tồn hoặc chữa bệnh mới. - Chuyển gene thành công tạo ra những con cá phát sáng mở ra cách bảo tồn hoặc chữa bệnh mới.
- Ứng dụng hiểu biết về nhân tố kiểm soát sự tăng trưởng và chuyên biệt hóa của tế bào gốc để kiểm soát cách thức tế bào tạo ra nhiều tế bào giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư. - Ứng dụng hiểu biết về nhân tố kiểm soát sự tăng trưởng và chuyên biệt hóa của tế bào gốc để kiểm soát cách thức tế bào tạo ra nhiều tế bào giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư.
Câu 18: Ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp nào?
Trả lời:
- Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc ghép tạng - Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc ghép tạng
- Xạ trị, hóa trị (điều trị bằng hóa chất hay kết hợp với chất đồng vị phóng xạ) - Xạ trị, hóa trị (điều trị bằng hóa chất hay kết hợp với chất đồng vị phóng xạ)
- Đốt điện, tiêm cồn - Đốt điện, tiêm cồn
- Điều trị bằng tế bào gốc, liệu pháp gene,… - Điều trị bằng tế bào gốc, liệu pháp gene,…
Câu 19: Đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản ở người.
Trả lời:
- Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại. - Hạn chế tiếp xúc với chất độc hại.
- Đảm bảo dinh dưỡng cân đối. - Đảm bảo dinh dưỡng cân đối.
- Hạn chế uống và hút thuốc lá. - Hạn chế uống và hút thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc với chất xơ hóa học. - Tránh tiếp xúc với chất xơ hóa học.
- Hạn chế tiếp xúc với tia tử ngoại. - Hạn chế tiếp xúc với tia tử ngoại.
- Điều chỉnh cân nặng và tập thể dục đều đặn. - Điều chỉnh cân nặng và tập thể dục đều đặn.
- Giảm xung đột công việc và căng thẳng. - Giảm xung đột công việc và căng thẳng.
Câu 20: Lai tế bào sinh dưỡng và nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh được ứng dụng như thế nào?
Trả lời:
- Ứng dụng của lai tế bào sinh dưỡng: Tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được. - Ứng dụng của lai tế bào sinh dưỡng: Tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.
- Ứng dụng của nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh: tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng. - Ứng dụng của nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh: tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.