Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối Bài 21: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 4: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG
BÀI 21: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
(33 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (18 CÂU)
Câu 1: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A. 1995 | B. 1997 |
C. 1996 | D. 1998 |
Câu 2: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào sau đây?
A. 1968 | B. 1969 | |
C. 1967 | D. 1970 |
Câu 3: Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. In-đô-nê-xi-a. | B. Thái Lan. | C. Ma-lai-xi-a. | D. Bru-nây. |
Câu 4. Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với:
A. Ấn Độ Dương. | B. Đại Tây Dương. |
C. Bắc Băng Dương. | D. Thái Bình Dương. |
Câu 5: Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
- A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin.
- B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
- C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Xin-ga-po.
- D. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Câu 6: Cho đến năm 2020, quốc gia nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
A. Bru-nây. | B. Mi-an-ma. | C. Lào. | D. Đông Ti-mo. |
Câu 7: Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia?
A. 12 | B. 11 | C. 13 | D. 14 |
Câu 8: Đông Nam Á bao gồm mấy bộ phận?
A. 2 | B. 4 | |
C. 3 | D. 5 |
Câu 9: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:
- A. Phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.
- B. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- C. Xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.
- D. Giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước.
Câu 10. Tuyên bố thành lập ASEAN được tổ chức ở:
A. Lào. | B. Việt Nam. | C. Thái Lan. | D. Cam-pu-chia. |
Câu 11: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?
- A. Phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
- B. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.
- C. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực.
- D. Đa dạng hóa các mặt về đời sống xã hội.
Câu 12: ASEAN hiện tại có bao nhiêu thành viên?
- A. 8.
- B. 9.
- C. 10
- D. 11.
Câu 13: Cờ ASEAN có mấy màu sắc chủ đạo?
A. 4 | B. 2 |
C. 3 | D. 5 |
Câu 14: Màu xanh trên cờ ASEAN biểu tượng cho:
- A. Hòa bình và sự ổn định.
- B. Hòa bình và thịnh vượng.
- C. Hào bình và thịnh trị.
- D. Hòa bình và bình đẳng.
Câu 15: Vòng đỏ viền trắng của als cờ ASEAN biểu thị:
A. Sự thống nhất cộng đồng. | B. Sự giao hảo của cộng đồng. |
C. Sự đoàn kết cộng đồng. | D. Sự sung túc của cộng đồng |
Câu 16: Hình ảnh bó lúa trên cờ ASEAN biểu trưng cho:
- A. Tình hữu nghị và giao hảo.
- B. Tình hữu nghị và liên minh.
- C. Tình hữu nghị và hợp tác.
- D. Tình hữu nghị và đoàn kết.
Câu 17: Việt Nam là thành viên thữ mấy của ASEAN?
A. 6 | B. 5 |
C. 7 | D. 4 |
Câu 18: năm 2000 – 2001 Việt Nam đảm nhận vị trí nào trong ASEAN?
- A. Chủ nhà hội nghị cấp cao ASEAN 6
- B. Chủ tịch ASEAN.
- C. Thành viên hội đồng nhân quuyền ASEAN.
- D. Quan sát viên ASEAN.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Quốc gia nào sau đây không phải nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN?
- A. Phi-lip-pin.
- B. Xin-ga-po.
- C. Việt Nam.
- D. Thái Lan.
Câu 2: Cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN không phải là
- A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
- B. Thông qua các hiệp ước, hiệp định.
- C. Các chuyến thăm nguyên thủ quốc gia.
- D. Thông qua các dự án, chương trình.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
- A. Sự đa dạng tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
- B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
- C. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi nước.
- D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không phải cơ sở hình thành ASEAN?
- A. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
- B. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế, xã hội.
- C. Sự tương đồng về địa lí và văn hóa của các quốc gia.
- D. Việc sử dụng chung một loại tiền tệ trong giao dịch.
Câu 5: Thách thức nào sau đây thường không xuất hiện ở các nước ASEAN hiện nay?
- A. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí.
- B. Tình trạng đói nghèo, thiếu việc làm ở đô thị.
- C. Các nước có trình độ phát triển chênh lệch.
- D. Vấn đề người nhập cư, chảy máu chất xám.
Câu 6: Đâu không phải là lợi ích Khi Việt Nam tham gia ASEAN?
- A. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
- B. Tạo ra môi trường cạnh tranh cho người lao động.
- C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Mở rộng giao lưu văn hóa.
Câu 7: Đâu không phải là quốc gia được kết nạp vào năm 1967?
- A. Việt Nam.
- B. Lào.
- C. Bru-nây.
- D. Mi-an-ma.
Câu 8: Đâu không phải là ý nghĩa của lá cờ ASEAN?
- A. Năng động.
- B. Thống nhất.
- C. Thịnh vượng.
- D. Hòa bình.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á là:
- A. Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên (khoáng sản, đất đai).
- B. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
- C. Tăng cường các dự án và đầu tư trong nội bộ khu vực.
- D. Thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước châu Âu.
Câu 2: Quốc gia nào sau đây là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
A. Đông Ti-mo. | B. Cam-pu-chia. | C. Lào. | D. Việt Nam. |
Câu 3: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là:
- A. Mục tiêu tổng quát của ASEAN.
- B. Mục tiêu chính sách của ASEAN.
- C. Mục tiêu của ASEAN và các nước.
- D. Mục tiêu cụ thể của từng quốc gia.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
- A. Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều và tăng nhanh.
- B. Tích cực tham gia các hoạt động của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN.
- C. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN hơn 50% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.
- D. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất, có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
Câu 5: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?
- A. Kinh tế và văn hóa.
- B. Trật tự - an toàn xã hội.
- C. Khoa học - công nghệ.
- D. Mọi lĩnh vực.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Khi mới thành lập, các quốc gia hợp tác chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Quân sự. | B. Thể thao. |
C. Kinh tế. | D. Chính trị. |
Câu 2: ASEAN tạo ra một môi trường hòa bình và ổn định là cơ sở vững chắc để:
A. Phát triển kinh tế - xã hội. | B. Phát triển ngành vũ trụ. |
C. Phát triển kinh tế biển. | D. Đa dạng cơ cấu kinh tế. |
=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 21: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á