Giáo án công nghệ 3 chân trời bài 9: Làm đồ chơi
Giáo án bài 9: Làm đồ chơi sách công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án công nghệ 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 3 chân trời bài 9: Làm đồ chơi
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: LÀM ĐỒ CHƠI
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
- Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.
- Tính toán được chi phí cho một đồ chơi đơn giản.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực công nghệ:
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nêu được tên và cách sử dụng một số đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Biết được quy trình thực hành làm mô hình xe đồ chơi bằng giấy bìa cứng.
- Năng lực sử dụng công nghệ: Lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm mô hình xe đồ chơi bằng bìa cứng. Biết được cách tính toán chi phí cho sản phẩm đồ chơi tự làm.
- Năng lực giao tiếp công nghệ: Nhận xét sản phẩm của bạn theo các tiêu chí.
- Năng lực thiết kế kĩ thuật: Làm mô hình xe đồ chơi bằng bìa cứng.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Công nghệ 3, SGK Công nghệ 3.
- Hình ảnh trong Bài 9 SGK.
- Mô hình xe chạy bằng lực đẩy bóng bay, vật liệu và dụng cụ làm mô hình.
- Đối với học sinh
- SGK Công nghệ 3.
- Bìa cứng, bóng bay, bút chì màu, ống hút bằng giấy loại lớn, que gỗ nhỏ keo dán giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. b. Cách tiến hành - GV chia HS trong lớp thành các nhóm đôi. GV tổ chức cho HS thi đua kể tên đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, lưu ý, không kể trùng với đội bạn. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Đã là trẻ con chắc hẳn các em đều rất thích đồ chơi và chơi các loại đồ chơi phải không nào? Đồ chơi có rất nhiều loại, hình dáng và màu sắc khác nhau. Để nhận biết và sử dụng an toàn một đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, làm được một số đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn cũng như tính toán được chi phí để làm đồ chơi đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Làm đồ chơi. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Nêu tên và cách sử dụng đồ chơi a. Mục tiêu: HS nêu tên và cách sử dụng đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm về tên gọi đồ chơi, mô tả các bộ phận và cách sử dụng cơ bản một số đồ chơi phù hợp với lứa tuổi. - GV hướng dẫn HS quan sát Hình a-g SGK tr.56 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên và cách sử dụng những đồ chơi có trong các hình dưới đây:
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Có rất nhiều loại đồ chơi khác nhau, em cần lựa chọn loại đồ chơi an toàn và phù hợp với lứa tuổi.
|
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia sẻ trong nhóm đôi.
- HS quan sát các hình.
- HS trả lời: Tên và cách sử dụng những đồ chơi có trong hình: + Hình a. Xếp hình: chọn và xếp hình thích hợp vào khoảng trống của nó trên ngôi nhà. + Hình b. Ru bích: xoay các mặt của khối ru bích để đưa nó về để nó về hình dạng sao cho 6 mặt màu đồng nhất. + Hình c. Bàn bi lắc bóng đá: · Một bàn có tổng cộng 8 thanh bi lắc. Người chơi phải đẩy, kéo và xoay để những cầu thủ sút bóng vào khung thành đối phương. · Trò chơi có thể được chơi với 2 người chơi hoặc tối đa 2 đội ở mỗi bên của bàn. · Có tổng cộng 9 quả bóng, đội đầu tiên ghi được 5 bàn thắng sẽ thắng. + Hình d. Cá ngựa: · Một bàn cờ hình vuông được chia làm 4 phần, mỗi phần 1 màu. 16 quân cờ chia đều cho mỗi màu. · Người chơi đưa đủ 4 quân cờ của mình về đích (chuồng có màu tương ứng với quân cờ) đầu tiên hay 4 quân cờ được xếp đúng vào các ô 6,5,4,3 sẽ giành chiến thắng. + Hình e. Trò chơi đoàn tàu: buộc dây vào đầu tàu và kéo cho tàu di chuyển trên mặt đất. + Hình g. Trò chơi máy bay: người chơi đứng vào khoảng trống trên thân máy bay, giữ máy bay ngang người sau đó chạy đua xem ai lái về đích trước. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát sơ đồ, hình ảnh.
|
TIẾT 2 + 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào tiết học thực hành trải nghiệm. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS kiểm tra chéo các vật liệu, dụng cụ đã chuẩn bị trước ở nhà. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi và lựa chọn được vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm đồ chơi. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi làm một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn. Chúng ta cùng vào Bài 9: Làm đồ chơi (Tiết 2 + 3). B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước thực hành làm mô hình xe bằng giấy bìa cứng a. Mục tiêu: HS nắm được quy trình thực hành làm mô hình xe đồ chơi bằng giấy bìa cứng. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát sơ đồ mô hình xe đồ chơi bằng bìa cứng, yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: + Để làm mô hình xe đồ chơi bằng bìa cứng, em cần thực hiện theo mấy bước? + Mỗi bước của quy trình bao gồm những công việc gì? + Trong quá trình thực hiện, em cần lưu ý điều gì? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
|
- HS kiểm tra chéo các vật liệu, dụng cụ chuẩn bị trước ở nhà. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: + Các bước thực hiện mô hình làm xe đồ chơi: a. Làm trục và bánh xe: · Bước 1: cắt 4 hình tròn từ giấy bìa cứng có cùng đường kính 3 cm và tạo lỗ ở tâm. · Bước 2: cắt 2 que gỗ (tre) có chiều dài 10 cm và 2 ống hút bằng giấy loại nhỏ có chiều dài 8 cm. · Bước 3: luồn 2 que gỗ (tre) vào 2 ống hút và xiên mỗi đầu que gỗ (tre)vào lỗ tâm một hình tròn bằng bìa cứng để tạo thành bánh xe. b. Làm thân xe, gắn với trục và bánh xe · Bước 4: cắt 1 miếng từ giấy bìa cứng có kích thước 8 cm x 12 cm và trang trí theo sở thích. · Bước 5: gắn cố định 2 trục bánh xe lên mặt sau miếng bìa cứng bằng băng dính hai mặt. c. Làm động cơ và gắn với thân xe · Bước 6: dán một băng dính hai mặt vào một đầu ống hút bằng giấy loại lớn; gắn bóng bay vào đầu ống hút đã dán lớp băng dính, để làm động cơ xe. · Bước 7: gắn cố định động cơ lên thân xe bằng băng dính hai mặt. d. Kiểm tra và chạy thử. Bước 8: kiểm tra mô hình xe và thổi hơi vào bóng bay qua ống hút lớn cho xe chạy.
|
TIẾT 4
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS hiểu biết thêm quy trình làm một chiếc xe thực tế với quy trình làm một chiếc xe đồ chơi. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video clip về quy trình sản xuất xe hơi: (37) |Top Bí ẩn| Khám phá quy trình chế tạo một chiếc xe hơi |AUTODAILY.VN| - YouTube - GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tính toán chi phí cho đồ chơi tự làm, biết cách hướng dẫn bạn mình cách sử dụng và cùng bạn mô tả các bộ phận của chúng. Chúng ta cùng vào Bài 9: Làm đồ chơi (Tiết 4). B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Luyện tập a. Mục tiêu: HS biết được cách tính toán chi phí cho đồ chơi tự làm b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS nhắc lại tên các vật liệu, dụng cụ để làm mô hình xe giấy bằng bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay. - GV yêu cầu HS nêu dự tính giá thành của từng vật liệu, dụng cụ và tính tổng chi phí mua vật liệu để làm một mô hình xe bằng giấy bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay.
- GV lưu ý HS: Để giảm giá thành cho sản phẩm, HS cần tính toán kĩ số lượng vật liệu, dụng cụ cần thiết, nên sử dụng tiết kiệm để tránh lãng phí và có thể sử dụng các vật liệu tái chế để bảo vệ môi trường. - GV mời đại diện 1-2 HS trình kết quả tính tổng chi phí mua vật liệu để làm một mô hính xe bằng giấy bìa cứng chạy bằng lực đẩy của hơi bóng bay. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1-6 SGK tr.62 và thực hiện yêu cầu: Hãy chọn một đồ chơi có trong những hình ảnh minh hoạ dưới đây và giới thiệu bạn cách gọi, cách sử dụng đồ chơi đó. - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua các kiến thức đã học, em có thể áp dụng tự làm được đồ chơi nào?
|
- HS xem video clip.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời.
- HS quan sát bảng vật liệu, dụng cụ và đơn giá.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trình bày:
- HS quan sát hình.
- HS trả lời: + Hình 1. Trò chơi cán cân · Người chơi lựa chọn 1 đồ vật để vào đĩa cân bên trái. · Dự đoán khối lượng của đồ vật đó và chọn những quả cân thích hợp để vào đĩa cân bên phải sao cho hai bên cân bằng nhau. + Hình 2. Bowling · Xếp pin chơi bowling thành hình tam giác ở sau vạch đích. · Cho tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn vào 3 lỗ trên bóng để giữ, ném bóng. · Ai ném đổ được nhiều pin hơn sẽ giành chiến thẳng. + Hình 3. Trò chơi cối xay gió Người chơi lần lượt thổi vào cối xay gió xem ai làm cho cánh quạt của cối xay gió xoay được nhiều vòng hơn sẽ giành chiến thẳng. + Hình 4. Ô tô điều khiển từ xa · Sử dụng bảng điều khiển từ xa để điều khiển ô tô tiến lên, lùi xuống, rẽ hoặc xoay vòng. · Cùng nhau đua xem ai có thể điều khiển ô tô về đích trước. + Hình 5. Trò chơi chiến hạm · Buộc 2 dây vào 2 lỗ nhỏ trên thành máy bay , đứng vào giữa khoang máy bay sau đó đeo dây vào người để giữ cho máy bay không rơi. · Chạy đua xem ai có thể đưa máy bay hạ cánh trước. + Hình 6. Trò chơi lê gô Sử dụng các miếng lê gô để lắp ghép thành hình: người, ngôi nhà, ô tô,... - HS trả lời.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất