Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Giáo án bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sách đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án đạo đức 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án đạo đức 3 chân trời bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN
BÀI 8: KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra cách tự đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết các nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số các đơn giản tự đánh giá điểm yếu, điểm mạnh của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: thực hiện được một số cách đơn giản để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: có ý thức đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó biết quản lí và dần dần hoàn thiện chính mình.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
- Tranh ảnh, hộp quà, các lá thăm có thông tin, huy hiệu thám tử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.
- Kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc phán đoán từ những dữ kiện xung quanh. - HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải quyết vấn đề. - Kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS giúp HS biết dựa vào đâu để xác định điểm mạnh, điểm yếu. b. Cách thức tiến hành - Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thám tử nhí”. - GV hướng dẫn luật chơi cho HS: + GV sẽ lấy ngẫu nhiên một lá thăm trong hộp và đọc thông tin trong lá thăm. Lá thăm này mô tả về một bạn “bí mật” là ai trong lớp. + Thời gian cho mỗi lượt phán đoán là 10 giây theo hiệu lệnh. Kết thúc hiệu lệnh, HS gọi tên “người bí mật”. + Nếu câu trả lời của HS và GV giống nhau, HS sẽ được nhận một huy hiệu “Thám tử nhí”. + Nếu quá thời gian mà câu trả lời chưa chính xác thì GV sẽ mời HS khác nêu phán đoán và đưa ra quyết định chỉ còn 5 giây cho mỗi lượt phán đoán. - GV mời tất cả HS xung phong, tham gia trò chơi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao em đoán là bạn? + Theo em, điểm mạnh là gì? Điểm yếu là gì? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau đi trả lời và mô tả về điểm mạnh, điểm yếu. Vậy làm thế nào để nhận biết điểm mạnh (điểm nổi trội), điểm yếu (điểm không nổi trội) của bản thân? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào? a. Mục tiêu: HS nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm 6 HS. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh có những điểm mạnh, điểm yếu nào? - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: + Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. + Điểm mạnh, điểm yếu thường được bộc lộ hoặc thể hiện trong hoạt động học tập, năng khiếu nghệ thuật, thể thao,...; trong phẩm chất, năng lực cá nhân. Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nêu được các lợi ích khi nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.40 và trả lời câu hỏi: Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp gì cho các bạn trong tranh? - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: + GV chia nhóm theo tổ trong lớp, phát cho mỗi tổ một bảng phụ và giao nhiệm vụ liệt kê các lí do vì sao phải biết điểm mạn, điểm yếu của bản thân. + Các nhóm liệt kê ý tưởng trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều ý tưởng hơn sẽ được khen thưởng. - GV tổ chức cho các nhóm treo bảng phụ, ưu tiên cho tổ làm xong sớm nhất trình bày ý tưởng. Các nhóm khác bổ sung, những ý tưởng trùng với các nhóm khác sẽ bị xóa đi. Nhóm có 3 ý tưởng khác biệt với các nhóm khác sẽ được mời trình và giải thích, ý tưởng phù hợp sẽ được GV khen ngợi và tặng quà động viên. - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có những ý tưởng hay. - GV kết luận: +Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em tự tin hơn, phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để trở nên hoàn thiện hơn. + Điểm nào là nổi trội cần phát huy, điểm yếu nào cần khắc phục thì em cần phải tự giác đánh giá được. Hoạt động 3: Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách nào? a. Mục tiêu: HS nhận ra được cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát tranh 1, 2, 3, 4 SGK tr.40 và giao nhiệm vụ cho HS: Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách nào?
- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét ý kiến a. Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến phù hợp hoặc không phù hợp với việc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho HS: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao? + Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. + Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê. + Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. + Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. - GV phát cho mỗi nhóm một bỏ thẻ ghi đáp án Đúng, Sai. - GV lần lượt đọc các ý kiến lên trên bảng. Đại diện các nhóm sẽ giơ thẻ Đúng hoặc Sai và giải thích vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy.
|
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tham gia trò chơi.
- HS trả lời: + Điểm mạnh (ưu điểm): là những điểm nổi trội của bản thân hoặc bản thân làm tốt nhất, được nhận nhiều lời khen, khiến em cảm thấy vui vẻ, tự hào về các đặc điểm đó của mình. + Điểm yếu (nhược điểm): là những điểm không nổi bật hoặc bản thân thường làm không tốt, mắc nhiều lỗi, bị góp ý, nhắc nhở nhiều lần và bản thân luôn cảm thấy tự ti về điều đó. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm. - HS quan sát tranh.
- HS trình bày: + Tranh 1: · Điểm mạnh: kể chuyện hay. · Điểm yếu: còn nhút nhát, chưa biết cách làm quen. + Tranh 2: · Điểm mạnh: cao, khỏe. · Điểm yếu: ghi nhớ không tốt. + Tranh 3: · Điểm mạnh: đàn hay, nói tiếng Anh tốt. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời: Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp cho các bạn + Tự tin tham gia phong trào của lớp. + Phải cố gắng luyện đọc nhiều hơn.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và thực hiện nhiệm vụ.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Đạo đức 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất