Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

(27 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Tính đến năm 2021, mật độ dân số nước ta là

A. 130 người/km2.

B. 297 người/km2.

C. 234 người/km2.

D. 340 người/km2.

Câu 2: Trong khu vực Đông Nam Á, phân bố dân cư xếp thứ ba sau

A. Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

B. Phi-líp-pin và Lào.

C. Xin-ga-po và Phi-líp-pin.

D. Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a.

Câu 3: Vùng nào có mật độ dân số cao nhất cả nước?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 5: Tính đến năm 2021, Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số là

A. 1 091 người/km2.

B. 200 người/km2.

C. 111 người/km2.

D. 50,9 người/km2.

Câu 6: Tính đến năm 2021, Tây Nguyên có mật độ dân số là

A. 1 091 người/km2.

B. 200 người/km2.

C. 111 người/km2.

D. 50,9 người/km2.

Câu 7: Dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở

A. thành thị.

B. miền núi.

C. cao nguyên.

D. nông thôn.

Câu 8: Thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước là

  1. Hà Nội và Hải Phòng.
  2. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
  3. TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  4. Đà Nẵng và Cần Thơ.

Câu 9: Vùng có kinh tế phát triển năng động thu hút đông dân cư là

  1. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Hai loại hình quần cư ở nước ta là

  1. quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
  2. quần cư ven biển và quần cư thành thị.
  3. quần cư nông thông và quần cư miền núi.
  4. quần cư đồng bằng và quần cư thành thị.

Câu 11: Quần cư nông thôn có mật độ dân số là

A. cao.

B. trung bình.

C. ổn định.

D. thấp.

Câu 12: Tính đến năm 2021, tỉ lệ dân thành thị nước ta là

A. 37,1%.

B. 19,5%.

C. 62,9%.

D. 86,9%.

Câu 13: Tính đến năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn nước ta là

A. 37,1%.

B. 19,5%.

C. 62,9%.

D. 86,9%.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta?

  1. Mật độ dân số nước ta cao.
  2. Mật độ dân số tại các khu vực là như nhau.
  3. Phân bố thay đổi theo thời gian.
  4. Phân bố khác nhau giữa các khu vực.

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm về quần cư nông thôn?

  1. Nơi cư trú được cấu trúc thành xã, làng, xóm, bản,...
  2. Nông nghiệp là chủ yếu; chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, phát triển thủ công nghiệp, dịch vụ,...
  3. Hành chính, văn hóa, xã hội; chức năng quần cư nông thôn đang thay đổi theo hướng đa dạng hóa.
  4. Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm về quần cư thành thị?

  1. Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân số,...
  2. Mật độ dân số thấp.
  3. Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu.
  4. Đa chức năng như trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đổi mới sáng tạo.

Câu 4: Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm là

  1. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.
  2. bằng tỉ lệ dân thành thị.
  3. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.
  4. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm hoạt động kinh tế của quần cư thành thị nước ta?

  1. Một độ dân số thấp.
  2. Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn,...
  3. Thực hiện đa chức năng.
  4. Hoạt động chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Quan sát Bản đồ dân số Việt Nam (năm 2021) và cho biết những tỉnh, thành phố nào có mật độ dân số từ 1 000 người/km2 đổ lên.

  1. Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa.
  2. Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Nam, Cà Mau.
  3. Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Thái Bình.
  4. Bình Định, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bình Định.

Câu 2: Quan sát Bản đồ dân số Việt Nam (năm 2021) và cho biết những tỉnh, thành phố nào có mật độ dân số từ 200 đến dưới 500 người/km2.

  1. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hà Giang.
  2. Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận.
  3. Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Phước, Quảng Ngãi.
  4. Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên, Thừa Thiên Huế.

Câu 3: Quan sát Bản đồ dân số Việt Nam (năm 2021) và cho biết những tỉnh, thành phố nào có quy mô dân số đô thị trên 1 000 000 người.

  1. Lạng Sơn, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
  2. Cần Thơ, Bến Tre, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
  3. Đà Lạt, Cam Ranh, Lai Châu, Sơn La, Thái Bình.
  4. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa.

Câu 4: Quan sát Bản đô dân số Việt Nam (năm 2021) và cho biết những tỉnh, thành phố nào có quy mô dân số đô thị dưới 200 000 người.

  1. Quảng Nam, Quảng Trị..
  2. Hà Giang, Điện Biên Phủ.
  3. Gia Lai, Phú Thọ.
  4. Sơn La, Hòa Bình.

Câu 5: Tính đến năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn hơn tỉ lệ dân thành thị là:

  1. 24,9%
  2. 27,9%
  3. 25,8%
  4. 26,8%

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì

  1. có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.
  2. có môi trường sống trong lành hơn.
  3. tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).
  4. hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.

Câu 2: Đặc điểm nào của quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị?

  1. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
  2. Sự lan tỏa của lối sống thành thị về các vùng nông thôn.
  3. Việc mở rộng quy mô của các thành phố.
  4. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.

Câu 3: Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?

  1. Chính sách dân số của nhà nước.
  2. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm.
  3. Khu vực nông thôn kinh tế phát triển hơn.
  4. Điều kiện tự nhiên ở nông thôn thuận lợi hơn.

Câu 4: Quá trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?

  1. Số dân thành thị, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.
  2. Số dân nông thôn, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.
  3. Số dân thành thị, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.
  4. Số dân nông thôn, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

=> Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay