Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời Chủ đề 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
(19 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Thị trường lao động là gì?
- Thị trường trao đổi hàng hóa “sức lao động” giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Thị trường trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp.
- Thị trường trao đổi công việc giữa người lao động và chính phủ.
- Thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nhà sản xuất.
Câu 2: Người lao động trong thị trường lao động là
- người chỉ đạo và quản lí công việc.
- người quản lí thị trường lao động.
- nguồn cung cấp sức lao động cho người sử dụng lao động.
- người không tham gia vào quá trình sản xuất.
Câu 3: Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến thị trường lao động?
- Biến động tỉ giá ngoại tệ.
- Nhu cầu lao động.
- Sự thay đổi văn hóa xã hội.
- Sự tăng trưởng dân số.
Câu 4: Người sử dụng lao động là
- người chịu sự quản lí, giám sát của người lao động.
- doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… cần thuê mướn người lao động.
- người làm việc theo thỏa thuận, được trả lương.
- người chịu sự điều hành, giám sát của người lao động.
Câu 5: Bước đầu tiên trong quy trình tìm kiếm thông tin về thị trường lao động là
- tiến hành tìm kiếm.
- xác định nguồn thông tin.
- xác định mục tiêu tìm kiếm.
- xác định công cụ tìm kiếm.
Câu 6: Thị trường lao động luôn thay đổi bởi tác động của mấy yếu tố chính?
- 1.
- 2.
- 3.
- 4.
Câu 7: Công cụ nào dưới đây không phù hợp để tìm kiếm thông tin về thị trường lao động?
- Internet.
- Thư viện.
- Tạp chí.
- Phương tiện giao thông.
Câu 8: Cơ sở đào tạo nào có vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động phù hợp với thị trường lao động?
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Trường tiểu học.
- Trường trung học cơ sở.
- Trường trung học phổ thông.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Vai trò nào dưới đây không phải là vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
- Cung cấp thông tin về thị trường lao động thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Giúp các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo cho các ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp.
- Giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp và có chất lượng.
- Giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề, cấp học và trình độ đào tạo không phù hợp với năng lực.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung tìm kiếm các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
- Nhu cầu giảm tuyển dụng nghề nghiệp.
- Tình trạng xu hướng việc làm của nghề nghiệp.
- Tiền lương và tiền công.
- Các cơ sở đào tạo nào đang đào tạo nghề nghiệp.
Câu 3: Thị trường lao động có vai trò như thế nào trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
- Quyết định việc tăng lương hay giảm lương.
- Cung cấp thông tin về xu hướng việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động.
- Thiết lập quy định về bảo hiểm lao động.
- Xác định số lượng người lao động không được tuyển dụng.
Câu 4: Yếu tố nào không ảnh hưởng đến thị trường lao động?
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ.
- Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng.
- Nguồn cung lao động.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 5: Chọn phát biểu sai về thị trường lao động.
- Người sử dụng lao động là bên mua.
- Người lao động là bên bán.
- Hàng hóa sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.
- Hàng hóa sức lao động chỉ là thể lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.
Câu 6: Xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gì?
- Xu hướng cung và cầu cân bằng.
- Xu hướng không rõ ràng.
- Xu hướng cầu lớn hơn cung.
- Xu hướng cung lớn hơn cầu.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Vì sao sự đổi mới công nghệ lại ảnh hưởng đến thị trường lao động?
- Vì công nghệ mới thường tạo ra nhu cầu mới về lao động chất lượng cao.
- Vì sự đổi mới công nghệ giúp giảm bớt nhu cầu về lao động.
- Vì sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến việc cải thiện năng suất lao động.
- Vì sự đổi mới công nghệ không ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Câu 2: Tại sao xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo có kinh nghiệm luôn chiếm tỉ lệ cao?
- Do doanh nghiệp không tin tưởng vào lao động mới.
- Do lao động đã qua đào tạo có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.
- Do lao động mới không muốn làm việc.
- Do lao động đã qua đào tạo thường có thu nhập cao hơn.
Câu 3: Sắp xếp các bước trong quy trình tìm kiếm thông tin về thị trường lao động dưới đây theo đúng thứ tự:
(1) Xác định nguồn thông tin.
(2) Tiến hành tìm kiếm.
(3) Xác định mục tiêu tìm kiếm.
(4) Xác định công cụ tìm kiếm.
- (1), (3), (4), (2).
- (4), (2), (1), (3).
- (4), (3), (2), (1).
- (3), (1), (4), (2).
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Chương trình đào tạo của ngành nghề nào dưới đây tập trung nghiên cứu, thiết kế, điều kiện các hệ thống và dây chuyền sản xuất một cách tự động?
- Kỹ sư xây dựng và quản lý dự án.
- Kỹ sư cơ khí ô tô.
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
- Kỹ sư điện tử và viễn thông.
Câu 2: Ngành nghề nào dưới đây sau khi ra trường có thể hoạt động tại phòng thí nghiệm hay tham gia vào các bộ phận nghiên cứu và phát triển của nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan nhà nước?
- Thợ sửa chữa xe có động cơ.
- Kỹ sư điện tử.
- Kỹ sư hóa học.
- Kỹ sư xây dựng.