Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 2 Văn bản 2: Hai đứa trẻ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Văn bản 2: Hai đứa trẻ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG (TRUYỆN LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC)
VĂN BẢN 2: HAI ĐỨA TRẺ
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thạch Lam sinh ra ở đâu?
- Hà Nam.
- Hà Nội.
- Hải Dương.
- Hà Tĩnh.
Câu 2: Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?
- Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế.
- Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
- Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân.
- Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động.
Câu 3: Thạch Lam xuất thân trong gia đình như thế nào?
- Gia đình Nho giáo.
- B. Gia đình nông dân.
- Gia đình quan lại sa sút.
- Gia đình công chức gốc quan lại.
Câu 4: Thạch Lam là thành viên của nhóm văn học nào sau đây:
- Nhân văn giai phẩm.
- Tự lực văn đoàn.
- Phong trào thơ mới.
- Hội Tao Đàn.
Câu 5: Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào?
- A. Thơ.
- Tiểu thuyết.
- Truyện ngắn.
- Tùy bút.
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam:
- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.
- Truyện li kì xen lẫn nhiều yếu tố hoang đường kì ảo.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.
- Chủ yếu miêu tả hành động nhân vật.
Câu 7: Đâu không phải là sáng tác của Thạch Lam?
- Gió đầu mùa.
- Nắng trong vườn.
- Nửa chừng xuân.
- Hà Nội băm sáu phố phường.
Câu 8: Truyện ngắn Hai đứa trẻ được in từ tập nào?
- Hà Nội băm sáu phố phường.
- Nắng trong vườn.
- Gió đầu mùa.
- Theo dòng.
Câu 9: Tập Nắng trong vườn được sáng tác năm bao nhiêu?
- 1937.
- 1938.
- 1941.
- 1942.
Câu 10: Hai đứa trẻ có sự hòa quyện của hai yếu tố nào?
- Hiện thực và lãng mạn trữ tình.
- Hiện thực và trào phúng.
- Lãng mạn và trào phúng.
- Hiện thực và nhân đạo.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Đáp án nào không phải giá trị nội dung của truyện ngắn hai đứa trẻ?
- Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng tháng Tám.
- Trân trọng mong ước của những kiếp người nghèo khổ về cuộc sống tươi sáng hơn.
- Qua tác phẩm, Thạch Lam phê phán, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn người nghèo khổ vào bước đường cùng.
- Tác phẩm tái hiện cuộc sống nghèo khổ, tẻ nhạt của những người nghèo khổ ở phố huyện.
Câu 2: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của Hai đứa trẻ?
- Cốt truyện đơn giản như không có truyện.
- Tập trung khắc họa hành động nhân vật.
- Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và tả tâm trạng.
- Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài cùng trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn trong tác phẩm.
Câu 3: Khi phố bóng tối bao trùm, phố huyện nghèo xuất hiện thêm những nhân vật nào?
- Gia đình bác phở Siêu.
- Bà cụ Thi điên.
- Mẹ con chị Tí.
- Mẹ Liên.
Câu 4: Vì sao chị em Liên và An trong truyện Hai đứa trẻ đêm nào cũng cố thức để đợi tàu?
- Chị em Liên muốn bán thêm ít hàng.
- Chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua là vì khao khát thoát khỏi cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống. Chuyến tàu đêm là một hình ảnh cụ thể của một thế giới khác: “một cái gì tươi sáng” mà Liên và An chờ đợi.
- Muốn nhớ về Hà Nội.
- Muốn thấy ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu.
Câu 5: Âm thanh nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?
- Tiếng trống thu không nhỏ dần từ xa vọng lại.
- Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.
- Tiếng muỗi vo ve.
- Tiếng đoàn tàu.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Màu sắc nào không xuất hiện trong cảnh phố huyện lúc chiều tàn?
- Chân trời phương Tây đỏ rực như lửa cháy.
- Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
- Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây.
- Màu đen của những dãy tre làng cắt hinh rõ rệt trên nền trời.
Câu 2: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Liên trước thời khắc ngày tàn?
- “Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen”.
- “Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”.
- “Cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”.
- D. “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.
Câu 3: Tâm trạng của Liên khi nhìn thấy những đứa trẻ con nghèo nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại?
- A. Buồn man mác.
- Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.
- Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
- Liên lặng theo mơ tưởng về cuộc đời mình.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Khi miêu tả khung cảnh phố huyện lúc về đêm, Thạch Lam sử dụng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
- Đối tập tương phản.
- Nhân hóa.
- So sánh.
- Tả cảnh ngụ tình.
Câu 2: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, tác giả đã nhắc nhiều lần cái vầng sáng toả ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước nhà chị Tí. Nó có ý nghĩa gì?
- Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương.
- Một thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị.
- Gợi lên vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam.
- Gợi lên những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối của những người nghèo khổ trong màn đêm của xã hội cũ.
=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)