Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Bài 2 Văn bản 3: Lá Diêu Bông

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Văn bản 3: Lá Diêu Bông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: LÁ DIÊU BÔNG

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Tác giả bài thơ Lá diêu bông là?

  1. Tố Hữu.
  2. Hoàng Cầm.
  3. Xuân Diệu.
  4. Huy Cận.

 

Câu 2: Lá Diêu Bông được sáng tác năm nào?

  1. 1959.
  2. 1960.
  3. 1961.
  4. 1962.

Câu 3: Dòng nào sau đây nói không đúng về nhà thơ Hoàng Cầm?

  1. Hoàng Cầm (1922 – 2010) tên khai sinh là Bùi Tằng Việt quê gốc ở Bắc Giang nhưng sinh ra ở Bắc Ninh.
  2. Các tác phẩm của ông bao gồm có: kịch thơ Kiều Loan (1945), tập thơ Mưa Thuận Thành (1987).
  3. Ông viết bài Lá Diêu Bông vào năm 1959.
  4. Hoàng Cầm (1922 – 2010) tên khai sinh là Bùi Tằng Việt quê gốc ở Bắc Ninh nhưng sinh ra ở Bắc Giang.

 

Câu 4: Bài thơ Lá Diêu Bông trích trong tập thơ nào?

  1. Kiều Loan.
  2. Một cõi đi về.
  3. Tự thuật.
  4. Mưa Thuận Thành.

Câu 5: Bài thơ Lá Diêu Bông viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do.
  2. Ngũ ngôn.
  3. Thất ngôn.
  4. Lục bát.

Câu 6: Tâm trạng chủ thể trữ tình trong khổ cuối là gì?

  1. Đau buồn và hụt hẫng.
  2. Đau đớn tuyệt vọng.
  3. Hy vọng vào 1 ngày mai Chị sẽ thay đổi suy nghĩ.
  4. Căm hờn và uất ức.

Câu 7: Nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ Lá Diêu Bông?

  1. “Tôi” và “Em”.
  2. “Em” và “Chị”
  3. “Em” và “Anh”.
  4. “Anh” và “Tôi”

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Việc sử dụng thể thơ tự do có tác dụng gì trong việc biểu đạt tư tưởng của nhà thơ?

  1. Giúp ý thơ trở nên liền mạch hơn.
  2. Giúp người đọc dễ nhớ dễ thuộc.
  3. Giúp thể hiện tư tưởng, tình cảm một cách chân thành, xúc động và không bị gò bó.
  4. Giúp bài thơ trở nên độc đáo và mới lạ.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Lá Diêu Bông là:

  1. Tự sự.
  2. Nghị luận.
  3. Biểu cảm.
  4. Tự sự kết hợp biểu cảm.

Câu 3: Hình tượng Lá Diêu Bông có ý nghĩa gì?

  1. Là biểu tượng cho cái đẹp tiêu biểu của tình yêu đơn phương.
  2. Là biểu tượng của sự chung thủy.
  3. Là biểu tượng của sự chờ đợi.
  4. Là biểu tượng của tình yêu đôi lứa nồng cháy.

Câu 4: Vì sao cậu bé lại đi tìm Lá Diêu Bông?

  1. Vì cậu bé muốn chứng minh cho mọi người thấy mình có thể tìm được chiếc lá này.
  2. Vì chị nói ai tìm được lá diêu bông chị sẽ thấy làm chồng.
  3. Vì cậu bé muốn tìm được lá để chiến thắng cậu bạn.
  4. Vì cậu thích chiếc lá này.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1:  Lá Diêu Bông là loại lá gì?

  1. Lá diêu bông là loại lá rất hiếm gặp mọc sâu trong rừng.
  2. Là tên gọi khác của lá bồ công anh.
  3. Là loại lá không có thật mà chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng mà thôi.
  4. Là loại lá có khả năng chữa bệnh cực tốt.

Câu 2: Nghệ thuật của bài thơ Lá Diêu Bông là gì?

  1. Được viết theo thể thơ tự do không gò bó luật lệ, nhịp điệu mang âm hưởng dân ca quan họ, bên cạnh đó còn có ngôn ngữ bình dị mộc mạc tự nhiên.
  2. Sử dụng hình tượng độc đáo về một loại lá không có thật, đi kèm thể thơ song thất lục bát.
  3. Ngôn ngữ sắc sảo, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh ẩn dụ có tác dụng gợi tả gợi cảm.
  4. Ngôn ngữ bình dị đi kèm thể thơ lục bát thể hiện tình yêu mãnh liệt của người viết dành cho người chị hàng xóm của mình.

Câu 3: Tính cả thảy có mấy lần người Em bị người Chị từ chối tình cảm?

  1. Hai.
  2. Ba.
  3. Bốn.
  4. Năm.
  1. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong bốn đoạn thơ tiếp theo có tác dụng gì?

  1. Thể hiện sự quyết tâm của người Em đi tìm bằng được Lá Diêu Bông để đưa cho Chị cùng thái độ cự tuyệt của người Chị.
  2. Thể hiện sự tài tình của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ.
  3. Thể hiện sức mạnh biểu tượng của lá diêu bông trong tiềm thức của người Việt.
  4. Thể hiện sự đau khổ tột cùng của người Em vì bị chị từ chối.

Câu 2: Hình ảnh Lá Diêu Bông đã được phổ nhạc trong bài hát nào của nhạc sĩ Trần Tiến?

  1. Lá Diêu Bông.
  2. Sao em nỡ vội lấy chồng.
  3. Chị tôi.
  4. Quê nhà.

=> Giáo án Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Lá Diêu Bông (Hoàng Cầm)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay