Giáo án lịch sử 10 kết nối mới nhất Bài 3: vai trò của sử học
Soạn giáo án Bài 3: vai trò của sử họcsách lịch sử 10 kết nối tri thức bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
BÀI 3: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
- Có ý thức vận động các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương.
- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
- Nêu được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử.
· Kĩ năng giải thích, phân tích,... sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng các tư liệu để thấy được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; Nêu được tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc sử dụng các nguồn sử liệu để giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử: Thông qua giải quyết các dạng bài tập, biết cách sử dụng kiến thức lịch sử để vận động các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên ở địa phương.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng và bảo vệ những di tích lịch sử - văn hóa.
- Chăm chỉ, tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Tranh ảnh, tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Vai trò của Sử học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Định hướng, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về quan điểm bảo vệ di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu - GV nêu quan điểm: “Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thế thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại... Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới”.
(Theo Hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới của UNESCO)
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Em hiểu như thế nào về nội dung trên?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo - HS thảo luận theo cặp, vận dụng kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các - GV mời đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận:
+ Di sản văn hóa là những giá trị văn hóa, kiến trúc, tín ngưỡng, truyền thống và nghệ thuật mà con người đã tạo ra qua thời gian. Bảo vệ và duy trì di sản văn hóa giúp giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc và cống hiến cho sự đa dạng văn hóa của toàn cầu.
+ Di sản thiên nhiên là các khu vực tự nhiên, cảnh quan, loài động vật và thực vật đặc biệt có giá trị sinh học và sinh thái. Bảo vệ di sản thiên nhiên không chỉ giữ gìn sự đa dạng sinh học mà còn bảo vệ môi trường sống của loài người và cả hệ sinh thái toàn cầu.
à Nếu bất kì di sản nào trong hai loại trên bị mất đi, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ làm mất đi một phần của bản sắc và văn hoá của dân tộc, mà còn góp phần làm nghèo đi kho tàng di sản của toàn nhân loại. Việc bảo vệ và duy trì di sản văn hóa và thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của mỗi dân tộc mà còn là trách nhiệm của cả thế giới.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: Từ quan điểm mà chúng ta vừa phân tích và đưa ra ý kiến ở trên, vậy theo em, Sử học có vai trò như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Sử học có đóng góp như thế nào trong sự phát triển của một số ngành nghề hiện đại? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2 - Bài 3: Vai trò của sử học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 1 – Hình 5 và thực hiện nhiệm vụ học tập để tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát thông tin mục 1a SGK tr.16, 17 và thực hiện nhiệm vụ: Hãy nêu mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Xác định được những yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản – những giá trị đặc sắc về vật chất và tinh thần của lịch sử để lại. + Xác định những từ ngữ thể hiện yêu cầu: đảm bảo tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”. à HS nhận thức được: Để đạt được các yêu cầu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu về chính các di sản đó trong quá trình lịch sử để việc tu bổ, tôn tạo đảm bảo được giá trị vốn có của di sản và đạt được tính toàn diện, hiệu quả. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát Hình 1 - Hình 3 SGK tr.17 và trả lời câu hỏi: Theo em, các di sản được giới thiệu trong hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu quá trình bảo tồn và phát huy giá trị không dựa vào những cơ sở nghiên cứu của Sử học?
- GV mở rộng kiến thức cho HS: Để việc tu bổ, tôn tạo đảm bảo được giá trị vốn có của di sản và đạt được tính toàn diện, hiệu quả, quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn đồng thời dựa vào thành tựu của các ngành/lĩnh vực khác liên quan. - GV trình chiếu cho HS quan sát video về: + Bảo tồn đi đôi với phát huy di tích, di sản văn hóa trong sự phát triển: https://youtu.be/RpBfC9_-WD8?si=xH8ZMwXPBj2-_vGO (0:27 – 9:50) + Bảo tồn và phát huy giá trị di sản được UNESCO vinh danh: https://youtu.be/1e3Iv6V_xiU?si=0-hAPQMwx440fdnM Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo nhóm, sau đó thảo luận cặp, đọc thông tin, quan sát Hình 1 – Hình 3 để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi về Hình 1 – Hình 3: Khi không dựa trên cơ sở của những nghiên cứu của Sử học thì giá trị của các di sản được giới thiệu trong các hình 1, 2, 3 sẽ có nguy cơ bị xâm phạm, thậm chí sẽ hủy hoại di sản, sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của dân tộc và nhân loại. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận nội dung về Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu về Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên a. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên - Mối quan hệ giữa công tác bảo tồn và pphats huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên với Sử học: việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khẳng định giá trị của di sản đó. - Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên: kết quả nghiên cứu của Sử học về giá trị của di sản là cơ sở khoa học vững chắc cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản đảm bảo các yêu cầu cốt lõi: + Đảm bảo tính nguyên trạng. + Giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật”,... |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm