Giáo án lịch sử 10 kết nối mới nhất Bài 9: một số nền văn minh cổ trên đất nước việt nam

Soạn giáo án Bài 9: một số nền văn minh cổ trên đất nước việt nam sách lịch sử 10 kết nối tri thức bản mới nhất. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

BÀI 9: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

(5 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Nêu được cơ sở hình thành các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.

 - Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

 - Liên hệ để thấy được sức sống trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu văn minh đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.

·      Kĩ năng giải thích, phân tích, hệ thống hóa, sơ đồ hóa thông tin về các vấn đề lịch sử.

 - Năng lực lịch sử:

                 ·        Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác hình ảnh, lược đồ và đọc thông tin, tư liệu để nêu được cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.

                 ·        Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu hình ảnh minh họa nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội và nhà nước.

3. Phẩm chất

 - Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn minh, văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10.

 - Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

 - Phiếu học tập dành cho HS.

 - Bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay.

 - Một số hình ảnh được phóng to, tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, cũng như định hướng được nhiệm vụ học tập cho HS trong bài học mới.  

b. Nội dung: GV dẫn dắt cho HS quan sát Hình 1 tr.59 SGK và trả lời câu hỏi. 

c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi gợi mở sau khi quan sát Hình 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS kết nối với những kiến thức đã học ở cấp THCS về các nhà nước Văn Lang - GV đặt câu hỏi gợi mở để HS kết nối với những kiến thức đã học ở cấp THCS về các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam, kết hợp với việc quan sát Hình 1 tr.59 SGK để khởi động, tạo tình huống vào bài, nhằm kích thích tư duy của HS:

 + Các hình ảnh trong Hình 1 khiến em liên tưởng đến quốc gia cổ, nền văn minh nào trên đất nước Việt Nam?

 + Em hãy chia sẻ một vài hiểu biết của mình về các thành tựu đó.

 

-  - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

 + Các nền văn minh vừa được nhắc đến hình thành từ bao giờ và đạt được những thành tựu tiêu biểu nào?

 + Dựa vào kiến thức đã được học về điều kiện hình thành của các nền văn minh trên thế giới và văn minh Đông Nam Á, em hãy chia sẻ một vài hiểu biết của mình về ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

- GV nêu nhiệm vụ của bài học:  - GV nêu nhiệm vụ của bài học: Tìm hiểu cơ sở hình thành và những thành tựu của ba nền văn minh cổ: văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân (hoặc trao đổi, thảo luận nhóm) và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.  - HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ cá nhân (hoặc trao đổi, thảo luận nhóm) và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 đến 2 HS trả lời nhanh và khái quát, không đi sâu vào nội dung chi tiết, để các em kết nối với những điều các em đã học, đã biết.  - GV gọi 1 đến 2 HS trả lời nhanh và khái quát, không đi sâu vào nội dung chi tiết, để các em kết nối với những điều các em đã học, đã biết.

 + Các hình ảnh trong Hình 1 liên tưởng đến quốc gia cổ, nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam.

 + Chia sẻ một vài hiểu biết về các thành tựu đó:

        ·        Hình 1.1: Trống đồng Ngọc Lũ (loại trống đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn, có niên đại khoảng thế kỉ V TCN) – biểu tượng của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội).

        ·        Hình 1.2: Đài thờ Trà Kiệu (có niên đại khoảng thế kỉ VII – VIII) – cổ vật có giá trị tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Chăm-pa, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng).

        ·        Hình 1.3: Chiếc bình gốm ken-đi (có niên đại khoảng thế kỉ VI) – một trong những cổ vật tiêu biểu của văn hoá Óc Eo, văn minh Phù Nam.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Từ hơn 2 000 năm trước, trên lãnh thổ Việt Nam đã từng bước hình thành ba nền văn minh gắn với ba quốc gia cổ. Các hiện vật trong Hình 1 là nguồn sử liệu quý mà các em có thể khai thác tìm hiểu về các nền văn minh cổ này. Vậy để biết được quá trình hình thành và những thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những đặc điểm chính về cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - Nêu được những đặc điểm chính về cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Liên hệ để thấy được giá trị trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay. - Liên hệ để thấy được giá trị trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thành tựu đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – Hình 8 và thực hiện nhiệm vụ học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cơ sở hình thành và thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cơ sở hình thành

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục a SGK tr.60 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết một số nét chính về điều kiện tự nhiên và cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (6 HS/nhóm).  - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin mục 1 SGK tr.60, 61 và hoàn thiện Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Điều kiện tự nhiên

 - Kể tên một số con sông chính ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.  - Tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành và phát triển văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 

2. Điều kiện xã hội

 - Trình bày về cội nguồn hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - Trình bày về cộng đồng tộc người và tổ chức xã hội của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

 

 - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video:  + Video về quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:

https://youtu.be/gjr65hcIx9c?si=oOIjmqDIh_rifwEo (0:00 – 1:05)

 + Hình ảnh về lược đồ khu lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả:

 

 + Hình ảnh về bản đồ hành chính nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:

 

Nước Văn Lang

 

Nước Âu Lạc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 2, 3 để thực hiện nhiệm vụ học tập.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện HS trình bày Phiếu học tập số 1: Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận nội dung về Cơ sở hình thành của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.  - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu về văn minh Văn Lang – Âu Lạc

a. Cơ sở hình thành

Đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay