Giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất
Dưới đây là giáo án bản word môn lịch sử lớp 10 cánh diều bản soạn theo mẫu giáo án 5512, nội dung chương trình học mới nhất 2024. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.
- Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Giải quyết vấn đề: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Tri thức lịch sử và cuộc sống vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
· Giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua sự chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới.
- Năng lực lịch sử:
· Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu và quan sát hình ảnh để biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
· Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua sử dụng các nguồn sử liệu để giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử: Thông qua vận dụng được kiến thức lịch sử vào giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tự giác, tích cực tham gia các hoạt động để giải quyết hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Yêu nước: Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc; giữ gìn và phát huy những giá trị của tri thức lịch sử dân tộc, vận dụng vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
- Tranh ảnh, sơ đồ hóa kiến thức và đoạn phim, video về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
- Những câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Tri thức lịch sử và cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh ngày giỗ Tổ Hùng Vương, video Trở về cội nguồn dân tộc; HS quan sát hình ảnh, video và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết của mình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương và nêu cảm nhận sau khi xem video Trở về cội nguồn dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video:
+ Hình ảnh ngày giỗ Tổ Hùng Vương:
+ Video Trở về cội nguồn dân tộc của Đài Truyền hình Việt Nam:
https://youtu.be/G3DPz4zGztQ?si=MYOLd9rg1QTz4wan
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
+ Sự kiện ngày Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào thời điểm nào?
+ Những địa phương nào tổ chức sự kiện này?
+ Video cho chúng ta biết tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện tại?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan - HS quan sát hình ảnh, video và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các - GV mời đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận:
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
+ Những địa phương tổ chức sự kiện: Đền Hùng, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, Huế, Kiên Giang…
+ Video clip cho chúng ta biết:
· Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước và giữ nước của các vị vua Hùng. Đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân trong việc giữ gìn và bảo tồn những truyền thống văn hóa cao đẹp.
· Lễ hội được diễn ra trước ngày 10-3 với những phong tục như là đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường; hành hương, tưởng niệm các vua Hùng; kết thúc vào ngày 10-3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.
· Lễ hội Đền Hùng được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ Quốc tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.
· Phần lễ gồm lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như cuộc thi hát xoan, thi kéo co, thi vận, thi bơi chải,...
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học: - GV dẫn dắt vào bài học: Đền Hùng và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đồng thời cũng là biểu hiện của tri thức lịch sử. Vậy tri thức lịch sử là gì? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
b. Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 kết hợp đọc mục Em có biết để trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải học tập lịch sử suốt đời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về lí do phải học tập lịch sử suốt đời.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và cộng đồng. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr. 9, 10 và trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải học tập lịch sử suốt đời.
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS thực hiện: + Tri thức lịch sử liên quan đến những lĩnh vực nào của cuộc sống? Những ai cần đến tri thức lịch sử? + Tri thức lịch sử có biến đổi theo thời gian và thường xuyên được các nhà sử học cập nhật không? + Việc học tập và thường xuyên tìm hiểu tri thức lịch sử sẽ có tác dụng gì? - GV trình chiếu cho HS quan sát video Vì sao phải học lịch sử: https://youtu.be/NWSSw2r7c9Q?si=BFT2QZwh_M3Gp4w_ - GV trình chiếu cho HS quan sát tư liệu về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử: + Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam (Lịch sử nước ta, 1942). + Không biết lịch sử, không hiểu tư tưởng và tinh thần của dân tộc mình, thì không thể định hình được tương lai và không thể phát triển. - GV mở rộng kiến thức cho HS: Nhận thấy việc học tập, khám phá tri thức (trong đó có tri thức lịch sử) sẽ là hành trang đối với mỗi người trong cuộc sống, Lê-nin đúc kết thành quy luật: “Học, học nữa, học mãi!”. Với quan niệm: “Lịch sử là bó đuốc soi đường hướng tới tương lai”, nhiều quốc gia trên thế giới coi Lịch sử là môn học bắt buộc, HS phải được học tập và khám phá suốt đời. Tại các trường phổ thông của I-xra-en, Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn Văn học, Kinh thánh mà HS phải thi. Các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,... coi Lịch sử là môn học bắt buộc ở phổ thông và đại học. Luật Nhập cư vào Ca-na-đa quy định ai muốn có quốc tịch nước này phải vượt qua bài thi viết và hỏi – đáp về lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa của Ca-na-đa từ năm 1867 đến nay,... Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 2 để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi gợi mở: + Tri thức lịch sử liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. + Tất cả mọi người cần đến tri thức lịch sử. + Tri thức lịch sử luôn biến đổi và phát triển không ngừng. + Việc học tập và thường xuyên tìm hiểu tri thức lịch sử giúp tự mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết cho bản thân, nắm bắt được thông tin và có cơ hội lựa chọn nghề nghiệp mới,... - GV mời đại diện HS trình bày lí do chúng ta phải học lịch sử suốt đời. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu về sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời - Giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ. - Tự mở rộng kiến thức, nâng cao sự hiểu biết và cập nhật thông tin, từ đó đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới. à Việc học tập, khám phá tri thức lịch sử suốt đời là rất cần thiết. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thức thu nhập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
b. Nội dung: GV chuẩn bị tư liệu về Lễ hội Đền Hùng và Cách mạng tháng Mười Nga, yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc tư liệu, thông tin mục 2, quan sát Hình 3 để thực hiện nhiệm vụ:
- Phân loại và xử lí các tư liệu cho sẵn theo từng nhóm để phục vụ cho việc tìm hiểu lịch sử theo từng chủ đề (Lễ hội Đền Hùng, Cách mạng tháng mười Nga).
- Nêu quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phân loại, xử lí tư liệu GV cung cấp và trình bày quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cung cấp tư liệu, phân chia làm hai nhóm liên quan đến hai vấn đề lịch sử khác nhau (Lễ hội Đền Hùng và Cách mạng tháng Mười Nga): Đính kèm dưới Hoạt động 2. - GV để xáo trộn các tư liệu, yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc tư liệu, thông tin mục 2, quan sát Hình 3 SGK tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: + Phân loại và xử lí các tư liệu cho sẵn theo từng nhóm để phục vụ cho việc tìm hiểu lịch sử theo từng chủ đề (Lễ hội Đền Hùng, Cách mạng tháng mười Nga). + Nêu quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử.
- GV chú ý HS khai thác Hình 3 và mục Em có biết để nắm vững cách thức, quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu; phân biệt được nguồn sử liệu gồm những loại nào và giá trị của mỗi loại sử liệu trong quá trình học tập, làm giàu tri thức lịch sử. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo cặp, đọc tư liệu, thông tin, kết hợp quan sát Hình 3 để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Cách thức thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu cách thức thu nhập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ việc học tập, tìm hiểu lịch sử. - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề cần tìm hiểu. - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá. - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,...
| ||||||||||
TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN HAI VẤN ĐỀ LỊCH SỬ NHƯ LỄ HỘI ĐỀN HÙNG VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA * Lễ hội Đền Hùng - Hình ảnh về Lễ hội Đền Hùng:
- Video về Lễ hội Đền Hùng https://youtu.be/j1Id9PYvYhw?si=fuaY89Nzd0Ps6WUQ (1:18 – 8:10) - Tư liệu thành văn về Lễ hội Đền Hùng: + “Hùng Vương tứ đại ân sư, một dân tộc không biết ơn là dân tộc đánh mất nguồn gốc” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. + “Nhớ ngày Hùng Vương tứ đại ân sư, hôm nay chúng ta họp chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc vì nhớ về tổ tiên của dân tộc” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. + “Tư tưởng của Hùng Vương, truyền thống văn hóa của dân tộc đã từng bước trở thành nguồn cảm hứng cho sự phấn đấu và xây dựng đất nước” – Trần Hữu Dực. + “Lễ hội Đền Hùng là dịp để mỗi người con Việt Nam nhớ về nguồn gốc, truyền thống của dân tộc và tôn vinh công lao của các vị vua Hùng” – Nguyễn Minh Tiến. + “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba” – Ca dao. * Cách mạng tháng Mười Nga - Hình ảnh Cách mạng tháng Mười Nga:
- Video về Cách mạng tháng Mười Nga: https://youtu.be/nkdukjVLef8?si=4q-UTgE9CKr8J2a8 - Tư liệu thành văn về Cách mạng tháng Mười Nga: + “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỉ XX, đánh dấu cột mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. + “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. + “Cách mạng Tháng Mười đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, làm cho nó trở thành làn sóng mãnh liệt trong tất cả các nước phương Đông: Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Việt Nam” – Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án lịch sử 10 cánh diều mới nhất, giáo án lịch sử 10 cánh diều sách mới, giáo án lịch sử 10 sách mới CTST bản mới nhất, giáo án sách cánh diều 10 lịch sử bản mới
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây