Phiếu trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 9 cánh diều

BÀI 16: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(36 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)

Câu 1: Thành phố nào của Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại lớn nhất cả nước?

  1. Đồng Nai.
  2. Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Tây Ninh.
  4. Bình Dương.

Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ gồm có bao nhiêu tỉnh?

A. 4 tỉnh.

B. 5 tỉnh.

C. 7 tỉnh.

D. 6 tỉnh.

Câu 3: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?

A. Cao su.

B. Cà phê.

C. Dừa.

D. Chè.

Câu 4: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích khoảng:

A. 23,6 nghìn km2.

B. 21,3 nghìn km2.

C. 95 nghìn km2.

D. 44,6 nghìn km2.

Câu 5: Quần đảo có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. Hoàng Sa.

B. Trường Sa.

C. Phú Quốc.

D. Côn Sơn.

Câu 6: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

  1. đất badan và đất xám.
  2. đất xám và đất phù sa.
  3. đất badan và feralit.
  4. đất xám và đất phèn.

Câu 7: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Boxit

D. Đồng

Câu 8: Vùng Đông Nam bộ có khí hậu:

  1. nhiệt đới gió mùa.
  2. cận xích đạo.
  3. ôn đới lục địa.
  4. nhiệt đới khô.

Câu 9: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là:

  1. Hồ Ba Bể và hồ Lắk.
  2. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim.
  3. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
  4. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng.

Câu 10: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây?

  1. Bình Dương.
  2. Bình Phước.
  3. Tây Ninh.
  4. Đồng Nai.

Câu 11: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là:

  1. dốc, bị cắt xẻ mạnh.
  2. thoải, khá bằng phẳng.
  3. thấp trũng, chia cắt mạnh.
  4. cao đồ sộ, độ dốc lớn.

Câu 12: Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là:

  1. sông Sài Gòn.
  2. sông Vàm Cỏ Đông.
  3. sông Đồng Nai.
  1. sông Bé.

Câu 13: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là:

  1. dệt may, da – giày, gốm – sứ.
  2. dầu khí, phân bón, năng lượng.
  3. chế biến lương thực, cơ khí.
  4. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 14: Tính đến năm 2021, vùng Đông Nam Bộ có số dân là:

  1. 18,3 triệu người.
  2. 13 triệu người.
  3. 13,8 triệu người.
  4. 22 triệu người.

Câu 15: Phía đông vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với:

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Tây Nguyên.
  3. Cam-pu-chia.
  4. Biển Đông.

Câu 16: Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam là:

  1. Núi Chúa.
  2. Cần Giờ.
  3. Kon Hà Nừng.
  4. Cù Lao Chàm.

Câu 17: Phía bắc vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với:

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Tây Nguyên.
  3. Cam-pu-chia.
  4. Biển Đông.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Đâu là thế mạnh tự nhiên tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ?

  1. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
  2. Cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao.
  3. Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa rất lớn.
  4. Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Câu 2: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  1. Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Bình Dương
  3. Tây Ninh
  4. Long An

Câu 3: Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là:

  1. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  2. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
  3. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.
  4. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mỹ Tho.

Câu 4: Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Biển Đông.
  4. Tây Nguyên.

Câu 5: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:

  1. Biên Hòa
  2. Thủ Dầu Một
  3. TP. Hồ Chí Minh
  4. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 6: Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là:

  1. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
  2. nguồn lao động dồi dào.
  3. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.
  4. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 7: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là:

  1. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
  2. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
  3. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
  4. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do:

  1. dân di cư vào thành thị nhiều.
  2. nông nghiệp kém phát triển.
  3. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất.
  4. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm về vị thế của TP Hồ Chí Minh?

  1. Đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo.
  2. Thu nhập bình quân đầu người luôn đứng đầu cả nước.
  3. Không thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
  4. Đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế của cả nước.

Câu 10: Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về:

  1. Trồng cây lương thực.
  2. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
  3. Trồng cây công nghiệp hàng năm.
  4. Trồng cây ăn quả.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Ở Đông Nam Bộ, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do

  1. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.
  2. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn.
  3. Đầu tư vào máy móc thiết bị.
  4. Có nhiều nhà máy lọc – hóa dầu.

Câu 2: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

  1. tiến hành cải tạo đất đai, mở rộng diện tích canh tác.
  2. mở rộng diện tích canh tác, xây dựng công trình thủy lợi.
  3. xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
  4. thay đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành cải tạo đất đai.

Câu 3: Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là:

  1. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.
  2. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
  3. các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai.
  4. các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí.

Câu 4: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là gì?

  1. Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn.
  2. Phát triển theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường.
  3. Quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
  4. Phát huy thế mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 5: Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là:

  1. TP. Hồ Chí Minh.
  2. Biên Hòa.
  3. Thủ Dầu Một.
  4. Bà Rịa – Vũng Tàu.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là:

  1. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
  2. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
  3. đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.
  4. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.

Câu 2: Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?

  1. Khai thác và chế biến dầu khí.
  2. Phát triển nguồn năng lượng sạch.
  3. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
  4. Phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là:

  1. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
  2. đất badan tập trung thành vùng lớn.
  3. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
  4. khí hậu phân hóa theo độ cao.

Câu 4: Di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  1. Bến cảng Nhà Rồng.
  2. Địa đảo Củ Chi.
  3. Địa đảo Vĩnh Mốc.
  4. Nhà tù Côn Đảo.

=> Giáo án Địa lí 9 Cánh diều bài 16: Vùng Đông Nam Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay