Đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời bản 2 Chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống

File đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2 Chủ đề 2. Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

CHỦ ĐỀ 2. THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống

1. Chỉ ra những biểu hiện của căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.

Hướng dẫn chi tiết:

– Cơ th: Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau dầu, chóng mặt, đau đầu,...

– Tâm lí: Lo lắng, buồn chán, hay cáu giận, buồn bực, rối loạn cảm xúc, khó khăn trong việc bắt đầu, khó kiểm soát hành vi,...

  1. Thảo luận những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.

Hướng dẫn chi tiết:

- Khó khăn trong việc cân bằng thời gian dành cho học tập và giải trí;

- Chưa có phương pháp học tập phù hợp;

- Kì vọng của cá nhân và người thân quá cao;

- Gặp khó khăn trong mối quan hệ với các bạn.

- Cạnh tranh từ các bạn

- Chưa biết cách sắp xếp thời gian

- Chưa biết cách phân chia công việc cụ thể

- Áp lực đồng trang lứa

Hoạt động 2: Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống

  1. Chia sẻ một số kinh nghiệm ứng phó của em khi gặp những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Xây dựng lịch trình và tổ chức công việc để phân bổ thời gian hợp lý.
  • Dành thời gian cho các hoạt động giải trí và thể dục thường xuyên để giải tỏa căng thẳng.
  • Học cách quản lý áp lực bằng cách ưu tiên và đặt ra mục tiêu rõ ràng.
  • Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô và gia đình khi cần.
  • Học cách đối mặt với áp lực bên ngoài bằng cách trau dồi kiến thức và chuẩn bị kỹ lưỡng.
  • Tập trung vào tìm giải pháp cho vấn đề thay vì tập trung vào vấn đề chính.
  1. Thảo luận cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống.

Hướng dẫn chi tiết:

- Đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch phù hợp;

- Tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết;

- Suy nghĩ tích cực;

- Phân chia giờ giấc sinh hoạt hợp lý

- Không nên thức khuya quá nhiều

- Ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục, giải trí phù hợp;

- Trò chuyện, chia sẻ với người thân và các bạn,...

- Quản lý thời gian hiệu quả

Top of Form

  1. Thể hiện khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập và trước các áp lực của cuộc sống nếu em là nhân vật trong những tình huống sau:

Tình huống 1:

Hôm nay, biết kết quả kiểm tra giữa kì của H không cao, mẹ H lại nói: "Bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con mà tại sao con vẫn có kết quả học tập như vậy? Mẹ thấy buồn quá!". H cảm thấy buồn và rất áp lực.

Tình huống 2:

Năm nay là năm học cuối cấp nên N phải dành rất nhiều thời gian cho học tập. Bố mẹ luôn nhắc N phải tập trung vào việc học. N thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Tình huống 3:

T biết mình giao tiếp không tốt, thường khiến người khác không hài lòng nên rất ngại trò chuyện với các bạn. T cảm thấy rất căng thẳng mỗi khi giao tiếp với mọi người.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

H nên giải thích cho mẹ hiểu về những khó khăn trong học tập mà em đang gặp phải. Hãy cùng bàn bạc để tìm giải pháp học tập hiệu quả hơn. Sau đó đề ra kế hoạch cụ thể để cải thiện điểm số trong các kỳ kiểm tra tiếp theo.

Tình huống 2:

N nên giải thích cho bố mẹ hiểu rõ hơn về áp lực mà em đang phải đối mặt và thảo luận và đề xuất một lịch trình học tập hợp lý để có thể cân bằng được giữa học tập và nghỉ ngơi. Em nên tham gia các hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau những giờ học dài ngày.

Tình huống 3:

T cầ tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng cách tham gia các hoạt động nhóm, luyện tập nói chuyện với bạn bè thân thiết. Lắng nghe và quan tâm đến người khác để tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái hơn và học cách tin tưởng vào bản thân và không quá áp lực mình trong các tình huống giao tiếp.

Hoạt động 3: Thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống

  1. Kể lại những thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống mà em đã từng trải qua.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Thay đổi môi trường học tập
  • Thay đổi nơi ở
  • Gia đình đón thêm thành viên mới
  • Bạn thân chuyển trường
  • Đổi giáo viên chủ nhiệm
  • Thay đổi những người bạn thân thiết vì 1 lí do nào đó
  • Gia đình có chuyện xảy ra đột ngột
  1. Chia sẻ khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống: Chuyển cấp

Vấn đề thích nghi:

  1. Tìm hiểu về trường và môi trường học tập mới: Em đã dành thời gian để tìm hiểu về trường mới, các giáo viên, và chương trình học để hiểu rõ hơn về những gì em sẽ đối mặt.
  2. Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ: Em đã tham gia vào các hoạt động ngoài giờ học như câu lạc bộ âm nhạc và đội hình ảnh để kết bạn và làm quen với các hoạt động mới.
  3. Học cách quản lý thời gian và áp lực: Với mức độ học tập mới, em đã học cách tổ chức thời gian và đặt ra mục tiêu học tập hợp lý để đạt được kết quả tốt.

Kết quả: Đã dần làm quen, thoải mái và tự tin hơn trong môi trường học tập mới. Em đã có được những mối quan hệ tốt với bạn bè mới và đạt được thành tích học tập tốt hơn.

Top of Form

  1. Đề xuất cách thích nghi với những thay đổi của cuộc sống nếu em là nhân vật trong các tình huống sau:

Tình huống 1:

T khá lo lắng vì tháng sau cả nhà phải chuyển đến nơi ở mới, xa những người hàng xóm mà T đã thân quen từ nhỏ đến giờ.

Tình huống 2:

K chỉ có M là bạn thân. Hôm nay, M rất buồn vì phải báo với K rằng tuần sau mình sẽ chuyển lên thành phố.

Tình huống 3:

Bố mẹ H vừa đón bà về ở cùng để tiện chăm sóc vì bà bị bệnh. Việc này làm thay đổi sinh hoạt hằng ngày của gia đình H.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

Trước khi chuyển, em sẽ cùng gia đình tổ chức một buổi gặp mặt để tạm biệt và lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ với hàng xóm cũ. Đồng thời, em cũng nên tìm hiểu về nơi ở mới sớm hơn để làm quen với môi trường xung quanh và cộng đồng mới. Việc duy trì liên lạc qua điện thoại hoặc mạng xã hội cũng là cách để giữ gìn mối quan hệ với những người hàng xóm trước.

Tình huống 2:

K nên lắng nghe và đồng cảm với M, chia sẻ cảm xúc của mình và đưa ra những lời động viên. Có thể duy trì liên lạc thường xuyên thông qua điện thoại, video call để giữ gìn tình bạn. Nếu như có cơ hội, em cũng nên tìm cơ hội để gặp gỡ và du lịch cùng nhau.

Tình huống 3:

H có thể thể hiện lòng hiếu khách với bà bằng những hành động đơn giản như  trò chuyện cùng bà, cùng bà đi dạo bộ, thể dục mỗi tối, chia sẻ trách nhiệm chăm sóc và giúp đỡ bố mẹ. Việc tạo ra một không gian thoải mái và yên tĩnh cho bà trong ngôi nhà mới cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, em nên thảo luận và đưa ra các lịch trình chăm sóc hợp lý để gia đình có thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi này.

 

Hoạt động 4: Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao

  1. Chia sẻ những nhiệm vụ em thường được giao.

Hướng dẫn chi tiết:

- Trong học tập: Làm bài tập về nhà, làm sản phẩm hoạt động nhóm, giúp đỡ bạn cùng lớp tiến bộ, hỗ trợ cô giáo mỗi khi cần, điều tiết giao thông ở cổng trường…

- Trong gia đình: Rửa chén, giặt quần áo, phơi quần áo, tưới cây, lau nhà...

- Trong hoạt động xã hội: Quyên góp quần áo, sách, truyện, hiến máu tình nguyên, dạy học tình nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn...

  1. Trao đổi về cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn chi tiết:

- Nắm chắc nhiệm vụ được giao và lập kế hoạch thực hiện cụ thể

- Sắp xếp các nhiệm vụ một cách hợp lý và hoàn thành theo các mốc thời gian

- Tìm sự hỗ trợ khi thật sự cần thiết

- Quản lý công việc theo bảng, theo dõi tiến độ thực hiện

  1. Đề xuất cách thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao nếu em là nhân vật trong các tình huống sau:

Tình huống 1:

H là một học sinh giỏi Toán và luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn trong học tập. Hôm nay, cô giáo chủ nhiệm giao cho H giúp đỡ Q học tập môn Toán để bạn ấy có thể tiến bộ hơn.

Tình huống 2:

M có hiểu biết về nhiều món ăn dịa phương. Do đó, thầy giáo chủ nhiệm muốn trao cơ hội cho M đại diện lớp giới thiệu về đặc sản quê hương trong Hội chợ ẩm thực của trường.

Tình huống 3:

Vườn nhà N trồng rất nhiều loại cây trái. Tuần này, bố phải về quê nên giao cho N chăm sóc vườn cây. N lo lắng vì thời gian này cũng dang phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ học tập.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1:

H nên thực hiện nhiệm vụ được giao với trách nhiệm và sự nhiệt tình. Hãy coi đây là một cơ hội để em chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình. Việc này cũng sẽ giúp H có kỹ năng truyền đạt và giải quyết vấn đề. H nên tiếp cận với Q một cách thân thiện và hướng dẫn bạn ấy bằng cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể.

Tình huống 2:

M nên đảm nhận vai trò đại diện lớp giới thiệu về đặc sản quê hương trong Hội chợ ẩm thực của trường một cách tự tin và trách nhiệm. Hãy coi đây là niềm vinh hạnh, sự tự hào khi thầy hiệu trưởng đã trao cơ hội này cho em – như một dịp để thể hiện sự am hiểu và đam mê với ẩm thực địa phương. Đồng thời, H cũng nên chủ động nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể trình bày một cách thú vị và sinh động về đặc sản của quê hương. Bằng cách này, em không chỉ góp phần làm sôi động không khí của hội chợ mà còn giúp thêm cho mọi người biết đến những đặc sản đặc biệt của vùng miền.

Tình huống 3:

H nên tự tin vào bản thân mình và chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc vườn cây trái của gia đình. Bất chấp thời gian bận rộn với nhiệm vụ học tập, việc chăm sóc vườn cây là một nhiệm vụ em sẽ thực hiện với tất cả tình yêu thương và sự quan tâm. Em sẽ lên kế hoạch hợp lý để phân chia thời gian giữa việc học tập và chăm sóc vườn cây. Việc này sẽ giúp em rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm gia đình, đồng thời mang lại thành quả tốt cho vườn cây và sự hài lòng của bố mẹ.

  1. Chia sẻ bài học rút ra sau khi em thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn chi tiết:

-  Cách tổ chức công việc khoa học

-  Cách khắc phục hạn chế của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ;

- Cách phát triển các mối quan hệ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

- Cách xử lý vấn đề gặp phải

- Cách chủ động và giữ niềm tin vào bản thân mình

Hoạt động 5: Tạo động lực thực hiện hoạt động

  1. Chia sẻ những nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiên hoạt động

Hướng dẫn chi tiết:

- Hoạt động nhàm chán;

- Không được ghi nhận, động viên dù đã nỗ lực, cố gắng

- Không theo kịp các nội dung học tập do thiếu kiến thức cơ bản;

- Không có mục tiêu phấn đấu.

- Mất gốc

- Không có động lực

- Chưa hiểu được kết quả sẽ mang lại cho mình điều gì

  1. Thảo luận cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động

Hướng dẫn chi tiết:

- Chia sẻ mong muốn được ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của bản thân

- Tìm phương pháp thực hiện hoạt động hiệu quả hơn

- Xác định mục tiêu hoạt động và tự thưởng cho bản thân khi đạt được những mục tiêu cụ thể.

- Lập kế hoạch hành động rõ ràng, cụ thể

- Tạo thói quan tích cực

- Tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài

- Ra ngoài nhiều để biết được thế giới còn có những người tài giỏi như nào để lấy họ làm mục tiêu phấn đấu

  1. Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống sau:

Tình huống 1:

Hôm nay, Y dược bạn rủ tham gia vào hoạt dộng tuyên truyền về an toàn giao thông do trường tổ chức. Y chưa thấy hứng thú với hoạt động này nên băn khoăn không biết có tham gia hay không.

Tình huống 2:

Dù M rất nỗ lực nhưng thành tích học tập môn Ngữ văn chưa cải thiện nhiều. M thấy buồn và chán học.

Hướng dẫn chi tiết:

Tình huống 1: Y có thể tạo động lực bằng cách tìm hiểu rõ hơn về mức độ quan trọng của việc này. Tham gia vào hoạt động này không chỉ giúp em bổ sung kiến thức về an toàn giao thông mà còn là cơ hội để lan tỏa những thông điệp tích cực đến cộng đồng. Ngoài ra, việc hòa nhập vào các hoạt động xã hội cũng giúp em phát triển kỹ năng giao tiếp và trách nhiệm.

Tình huống 2: M có thể tiến hành xác định những mục tiêu nhỏ hơn để cải thiện thành tích học tập môn Ngữ văn và lập kế hoạch để đạt được chúng. Ngoài ra, M có thể tìm nguồn động lực bằng cách đọc những câu chuyện thành công của người khác. Ngoài ra, việc học tập cùng nhóm bạn, tìm người đồng hành có khả năng hỗ trợ cũng là một cách tốt để có thêm động lực và giúp em vượt qua khó khăn. Bằng cách này, em sẽ có thể tạo thói quen học tập tích cực và có động lực để vượt qua cảm giác buồn chán và nỗ lực hơn trong việc học tập.

Đánh giá kết quả trải nghiệm

  1. Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau

Hướng dẫn chi tiết:

Nội dung đánh giá

Tự đánh giá

1. Xác định được những căng thẳng trong quá trình học tập và các áp lực của cuộc sống.

Đạt

2. Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và các áp lực của cuộc sống.

Đạt

3. Thích nghi được với những thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

Đạt

4. Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao.

Đạt

5. Biết cách tạo được động lực thực hiện hoạt động cho bản thân.

Tốt

  1. Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Xây dựng mục tiêu rõ ràng
  2. Phát triển kỹ năng quản lý thời gian: Biết cách phân bổ thời gian hợp lý giữa học tập, hoạt động xã hội và nghỉ ngơi để duy trì động lực.
  3. Học cách tạo cảm hứng từ bên ngoài: Tìm nguồn cảm hứng từ những thành công của người khác và biến nó thành động lực cho bản thân.
  4. Xây dựng thói quen tích cực: Làm việc với những thói quen tích cực như đọc sách, tập luyện thể dục, và duy trì các hoạt động tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống.
  5. Tự phát triển sự kiên nhẫn và kiên trì: Thành công không đến ngay lập tức, vì vậy em cần có kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình học tập và phát triển bản thân.
  6. Xây dựng những mối quan hệ tích cực, có khả năng hỗ trợ khi cần thiết

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay