Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn
Giáo án bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn sách lịch sử 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 6: KHỞI NGHĨA LAM SƠN
VÀ ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418-1527)
BÀI 16: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
- Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về khởi nghĩa Lam Sơn.
- Vận dụng hiểu biết về khởi nghĩa Lam Sơn để thuyết trình về chiến lược chiến tranh nhân dân trong lịch sử dân tộc.
- Phẩm chất
- Tự hào và trân trọng về truyền thống đánh giặc cứu nước để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước.
- Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Phiếu hoc tập dành cho HS.
- Tập bản đồ Lịch sử Địa lí 7 - phần Lịch sử.
- Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc bài thơ; HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày một vài hiểu biết về nhân vật lịch sử Lê Lợi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc 5 câu thơ trong bài Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi):
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.78:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu thơ trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và bức hình giúp em liên hệ đến nhân vật lịch sử nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhân vật cũng như sự kiện liên quan đến nhân vật đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Lê Lợi - Lê Thái Tổ là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là anh hùng, vị Hoàng đế huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những câu thơ trong tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đưa chúng ta về rừng núi Lam Sơn hiểm trở, phía Tây tỉnh Thanh Hóa ngày nay, bắt đàu cuộc hành trình tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng của dânn tộc vào thế kỉ XV. Vậy cuộc khởi nghĩa đó có những sự kiện tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa là gì? Những người anh hùng đã có vai trò như thế nào trong cuộc khởi nghĩa đó? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nói được lí do vì sao nhiều người yêu nước đều tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi.
- Trình bày được khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.
- Trình bày được những khó khăn mà khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải trong những năm tháng đầu khởi nghĩa.
- Nêu được chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi cho nghĩa quân Lam Sơn.
- Giải thích được lí do vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch đánh chiếm Nghệ An.
- Nêu được những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1426-1427.
- Nêu được kế hoạch dụ quân Minh và tổ chức Hội thế Đông quan thể hiện kế sách đánh giặc tài tình, sáng tạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1a, 1b, 1c, 1d, quan sát Hình 2-5, Tư liệu 1, 2, đọc mục Em có biết SGK tr.78-82, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin trong mục, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Nhà Minh thực hiện chính sách cai trị ở nước ta như thế nào? - GV giới thiệu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. Sự đàn áp dã man của quân Minh đã khiến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đều đi đến thất bại. Điều đó càng dẫn đến khát vọng tột cùng của dân tộc ta về nền độc lập và tự do, chỉ chờ cơ hội có lãnh tụ để hợp nhau lại. - GV giới thiệu về thân thế và vùng đất Lam Sơn - quê hương của Lê Lợi (Kết nối với địa lí): Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn, Lam Sơn (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) là một vùng đổi núi thấp, vừa nằm bên tả ngạn sông Chu, một mạch máu giao thông giữa miền núi và miền biển, lại nằm trên con đường nối liền Nghệ An và Đông Quan. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác tư liệu 1 và đặt câu hỏi: Tại sao nhiều người yêu nước đều tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi? Từ đó, nêu những hiểu biết của em về chủ tướng Lê Lợi.
(Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín trong vùng, hơn nữa ông lại có chí căm thù giặc, yêu nước và có tài thao lược). - GV đặt câu hỏi: Khởi nghĩa Lam Sơn được bùng nổ như thế nào? - GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày những khó khăn mà nghĩa quân Lam Sơn gặp phải trong những năm tháng đầu của cuộc khởi nghĩa. - GV hướng dẫn HS đọc thêm thông tin phần Em có biết để làm rõ thêm những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn. - GV mở rộng thông tin về Lê Lai: Năm 1419, quân khởi nghĩa rút lên núi Chí Linh lần thứ hai, quân giặc bao vây chặt, nghĩa quân hết lương ăn, phải ăn thịt cả con ngựa chiến cuối cùng. Để đánh lạc hướng quân giặc, duy trì cuộc khởi nghĩa, Lê Lai đã mặc áo hoàng bào giả làm chủ tướng Lê Lợi, cùng với 500 quân cảm tử xuống núi quyết chiến với quân Minh. Giặc bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi nên rút quân khỏi núi Chí Linh, nhờ vậy cứu nguy cho quân khởi nghĩa. Tấm gương hi sinh của Lê Lai mãi được nhà Lê ghi nhớ. Năm 1428, ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, soạn hai bài văn thể mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai. Trước khi mất Lê Lợi dặn lại rằng: “Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày”. - GV cho HS đọc thông tin trong mục, thảo luận theo nhóm câu hỏi: Trong tình hình khó khăn đó, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã có chủ trương gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó của nghĩa quân Lam Sơn? - GV tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về Nguyễn Trãi ở đoạn chữ nhỏ trong SGK: Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, quê ở Thường Tín, Hà Nội, đỗ Thái học sinh và làm quan đưới triểu Hồ. Ông học rộng, tài cao, có lòng yêu nước, thương dân. Sau khi nhà Hồ thất bại, ông vào Thanh Hoá tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, trở thành quân sư của Lê Lợi.
- GV giới thiệu về kế sách cảu Nguyễn Chích là tiến đánh Nghệ An rồi từ đó tiến ra giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa), Đông Đô (Hà Nội). - GV cho HS đọc Tư liệu 2, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch đánh chiếm Nghệ An. Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào?
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1d và trả lời câu hỏi: Trình bày những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426 – 1427.
- GV đặt câu hỏi: Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1a, 1b, 1c, 1d, quan sát Hình 2-5, Tư liệu 1, 2, đọc mục Em có biết SGK tr.78-82, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: + Lí do vì sao nhiều người yêu nước đều tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi. + Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. + Những khó khăn mà khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải trong những năm tháng đầu khởi nghĩa. - Chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi cho nghĩa quân Lam Sơn. - Lí do vì sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch đánh chiếm Nghệ An. - Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1426-1427. - Kế hoạch dụ quân Minh và tổ chức Hội thế Đông quan thể hiện kế sách đánh giặc tài tình, sáng tạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn a) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa - Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ và chia thành các phủ, huyện để cai trị. Nhà Minh thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt, bóc lột và đàn áp nhân dân ta tàn bạo, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt dân ta đổi theo phong tục người Minh, huỷ diệt văn hoá nước ta. - Trong bối cảnh ấy, nhân dân đã nổi dậy chống quân Minh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414) thu hút được nhiều lực lượng tham gia, song cuối cùng đều thất bại. - Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ các nơi về hội tụ, trong đó có Nguyễn Trãi. - Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đã tổ chức Hội thể ở Lũng Nhai (Thanh Hoá), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh. - Đầu năm 1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước.
b) Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 – 1423) - Trong những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ nhiều lần bị bao vây. Nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, phải ba lần rút lên vùng núi Chí Linh (huyện Lang Chánh, Thanh Hoá), có lúc chỉ còn hơn 100 người. - Để khắc phục khó khăn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương tạm hoà với quân Minh, tranh thủ thời gian tìm phương hướng mới, củng cố lực lượng. Việc ngoại giao với quân Minh do Nguyễn Trãi đảm trách. à Chủ trương thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Nguyễn Trãi và Lê Lợi nhằm củng cố, bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân trong lúc khó khăn để tìm ra phương hướng hoạt động mới.
c) Giai đoạn mở rộng hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424 – 1425) - Để gỡ thế bị bao vây, Nguyễn Chích hiến kế tiến vào đánh chiếm Nghệ An làm căn cứ, từ đó mở rộng giải phóng Tây Đô (Thanh Hoá) và Đông Quan. à Mở rộng địa bàn của nghĩa quân, chấm dứt giai đoạn khó khăn của nghĩa quân, nhanh chóng khai thác lợi thế vùng đồng bằng nhiều lúa gạo và dân cư để phát triển cục diện cuộc chiến theo hướng có lợi cho nghĩa quân. Nếu tiến quân ra Đông Quan luôn thì tình hình địch mạnh, ta yếu, không có cơ sở hậu phương. - Cuối năm 1424, nghĩa quân giải phóng Nghệ An, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. à Những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân. d) Khởi nghĩa toàn thắng (1426 – 1427) - Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1426-1427 : + Tiến quân ra Bắc: Tháng 9 - 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định tiến quân ra Bắc. Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ, thắng nhiều trận lớn. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. + Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động: · Tháng 10 - 1426, Vương Thông dẫn viện binh đến thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân ở quanh thành. · Ngày 7 - 11 - 1426, quân ta mai phục và chặn đánh địch ở Tốt Động - Chúc Động. Quân Minh thất bại nặng nề, nghĩa quân giải phóng nhiều đất đai và siết chặt vây hãm thành Đông Quan. + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang: · Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào nước ta. Nghĩa quân tổ chức phục kích tại ải Chi Lăng (Lạng Sơn), Liễu Thăng bị giết tại trận. · Sau đó, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang). · Lê Lợi sai người mang ấn tín và thư báo tin Liễu Thăng tử trận cho Mộc Thạnh (đang đóng ở vùng biên giới tỉnh Lào Cai ngày nay). Quân giặc vô cùng khiếp sợ, vội vàng rút về nước. + Hội thề Đông Quan: · Nghĩa quân vừa tăng cường siết chặt vòng vây các thành còn lại vừa khéo léo dụ hàng Vương Thông và các tướng lĩnh quân Minh. · Ngày 10 - 12 - 1427, bên bờ sông Hồng, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan, chấm dứt chiến tranh. Đầu tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng. - Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan thể hiện: + Kế sách đánh giặc tài tình, sáng tạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. + Tinh thần nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn, vừa mở đường cho quân địch rút hết quân về nước, vừa bảo toàn được lực lượng cho quân ta. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)