Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 hóa học 11 cánh diều (đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra hóa học 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn hóa học 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phenol không phản ứng với
- A. Na. B. NaOH. C. Na2CO3. D. Ag.
Câu 2. Phenol có thể tham gia phản ứng
- A. thế nguyên tử phenol của vòng benzene.
- B. thế nguyên tử hydrogen của vòng benzene.
- C. thế nguyên tử oxygen của vòng benzene.
- D. thế nguyên tử carbon của vòng benzene.
Câu 3. Liên kết đôi C=O
- A. không phân cực.
- B. phân cực về phía nguyên tử oxygen.
- C. phân cực về phía nguyên tử carbon.
- D. là liên kết hydrogen.
Câu 4. Hợp chất CH3CH2CHO có tên thay thế là
- A. 3-methylpentanal. B. propanol.
- C. propanal. D. butanal.
Câu 5. Các hợp chất carbonyl bị khử bởi các tác nhân khử tạo thành
- A. alcohol tương ứng. B. ketone tương ứng.
- C. carboxylic acid tương ứng. D. dẫn xuất halogen tương ứng.
Câu 6. Acid nào tạo nên vị chua của chanh?
- A. Acetic acid. B. Formic acid. C. Butyric acid. D. Citric acid.
Câu 7. Các phân tử carboxylic acid có thể liên kết với nhau qua liên kết
- A. kim loại. B. hydrogen. C. ion. D. phi kim.
Câu 8. Độ tan của carboxylic acid giảm khi
- A. giảm số nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon.
- B. giảm số nguyên tử hydrogen trong gốc hydrocarbon.
- C. tăng số nguyên tử oxygen trong gốc hydrocarbon.
- D. tăng số nguyên tử carbon trong gốc hydrocarbon.
Câu 9. Các phát biểu đúng về phenol là
(1) Phenol có tính acid nhưng yếu hơn carbonic acid.
(2) Phenol làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(3) Hydrogen trong nhóm –OH của phenol linh động hơn hydrogen trong nhóm –OH của ethanol, như vậy phenol có tính acid mạnh hơn ethanol.
(4) Phenol tan trong nước (lạnh) vô hạn vì nó tạo được liên kết hydrogen với nước.
(5). Picric acid có tính acid mạnh hơn phenol rất nhiều.
(6) Phenol không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH.
- A. (1), (2), (3), (6). B. (1), (2), (4), (6).
- C. (1), (3), (5), (6). D. (1), (2), (5), (6).
Câu 10. Dãy gồm với các chất đều tác dụng với phenol là
- A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
- B. ethyl alcohol, dung dịch bromine, kim loại Na.
- C. dung dịch bromine, kim loại Na, dung dịch NaOH.
- D. dung dịch NaOH, khí methane, ethyl alcohol.
Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm ethanol và phenol tác dụng với sodium (dư) thu được 3,36 lít khí hydrogen (đkc). Nếu hỗn hợp X trên tác dụng với nước bromine vừa đủ, thu được 19,86 gam kết tủa trắng 2,4,6-tribromophenol. Thành phần phần trăm theo khối lượng của phenol trong hỗn hợp gần với
- A. 66,2%. B. 46,94%. C. 53,06%. D. 33,8%.
Câu 12. Cho dung dịch bromine dư vào a gam dung dịch phenol (C6H5OH), thu được 33,1 gam kết tủa. Giá trị của a là
- A. 4,7 gam. B. 9,4 gam. C. 47 gam. D. 94 gam.
Câu 13. Đốt cháy aldehyde A được . A là
- A. aldehyde no, đơn chức, mạch hở.
- B. aldehyde no, đơn chức, mạch vòng.
- C. aldehyde có 1 nối đôi, mạch hở.
- D. aldehyde no, 2 chức, mạch hở.
Câu 14. Cho 7 gam chất A có CTPT C4H6O tác dụng với H2 dư, có xúc tác tạo thành 5,92 gam isobutyl alcohol. Hiệu suất của phản ứng là
- A. 85%. B. 75%. C. 60%. D. 80%.
Câu 15. Hydro hóa hoàn toàn 2,9 gam một aldehyde A được 3,1 gam alcohol. A có công thức phân tử là
- A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C2H2O2.
Câu 16. Thể tích H2 (0oC và 2 atm) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam aldehyde acrylic là
- A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 0,448 lít. D. 0,336 lít.
Câu 17. Dung dịch acetic acid không phản ứng được với
- A. NaNO3. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Mg.
Câu 18. Trung hòa hoàn toàn 1,8 gam một acid hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 2,46 gam muối khan. Acid là
- A. HCOOH. B. CH3COOH.
- C. CH3CH2COOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 19. Oxi hóa hoàn toàn 1 thể tích hơi acid hữu cơ A bằng oxygen được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của A là
- A. HCOOH. B. CH3COOH.
- C. HOOC – COOH. D. HOOC - CH2 – COOH.
Câu 20. Cho một dung dịch chứa 5,76 gam một carboxylic acid X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối carboxylate. Công thức cấu tạo của X là
- A. CH3CH2COOH. B. CHCCOOH.
- C. CH3COOH. D. CH2=CHCOOH.
Câu 21. Khi nghiên cứu về phenol người ta có nhận xét sau. Nhận xét đúng là
- A. phenol là một acid mạnh, làm đổi màu quỳ tím.
- B. phenol là một acid yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
- C. phenol là một acid yếu, làm đổi màu quỳ tím.
- D. phenol là một acid mạnh, có thể phản ứng với Cu, Ag, Au.
Câu 22. Nhóm -OH của phenol
- A. liên kết trực tiếp với nguyên tử oxygen.
- B. liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.
- C. liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen.
- D. liên kết với nguyên tử hydrogen trong vòng.
Câu 23. Công thức cấu tạo của phenol là
- A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. C6H5OH. D. C6H5CH2OH.
Câu 24. Methanal là aldehyde
- A. không no, đơn chức, mạch hở. B. no, đơn chức, mạch hở.
- C. no, đa chức, mạch vòng. D. không no, đa chức, mạch vòng.
Câu 25. Aldehyde, ketone có nhiệt độ sôi___________so với alcohol tương ứng
- A. cao hơn. B. thấp hơn.
- C. ngang bằng. D. không đủ dữ kiện để so sánh.
Câu 26. Nhóm chức quyết định tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde, ketone là
- A. -OH. B. -CHO. C. -CO. D. -Cl.
Câu 27. Acid hữu cơ đơn chức là
- A. Trong phân tử có 3 nhóm -COOH.
- B. Trong phân tử có 1 nhóm -COOH.
- C. Trong phân tử có 2 nhóm -COOH.
- D. Trong phân tử có 4 nhóm -COOH.
Câu 28. Các carboxylic đầu dãy
- A. Tan vô hạn trong nước.
- B. Không tan trong nước.
- C. Ít tan trong nước.
- D. Tan nhiều trong dung môi không phân cực.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Hãy dẫn ra các phương trình hoá học để chứng minh rằng tính acid của phenol mạnh hơn của alcohol.
Câu 2. (1 điểm) Xác định số đồng phân của C4H8O. Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên các đồng phân đó.
Câu 3. (1 điểm) Oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH bằng oxygen thu được 0,12 mol CO2 (đkc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1 M, thu được 0,96 gam CH3OH. Xác định công thức của CxHyCOOH.
BÀI LÀM
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….……