Phiếu trắc nghiệm khoa học 5 kết nối Bài 8: sử dụng năng lượng điện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: sử dụng năng lượng điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án khoa học 5 kết nối tri thức
BÀI 8: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
(20 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Để sản xuất điện, người ta không dùng nguồn năng lượng nào dưới đây?
- Than đá.
- Dầu mỏ.
- Than củi.
- Khí tự nhiên.
Câu 2: Năng lượng nào dưới đây có thể sử dụng để sản xuất điện?
- Năng lượng mặt trời.
- Năng lượng điện.
- Năng lượng từ lương thực, thực phẩm.
- Năng lượng thủy triều.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây sử dụng điện an toàn?
- Trú mưa dưới trạm điện.
- Cắm đũa vào ổ điện.
- Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa thiết bị điện.
- Té nước vào dây điện đang bốc cháy.
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây sử dụng điện không an toàn?
- Báo cho người lớn khi nhìn thấy dây điện bị hở.
- Thả diều ở khu vực thoáng mát, không vướng lưới điện cao áp.
- Tận dụng không gian, phơi quần áo ở trên dây điện.
- Rút các thiết bị điện trong nhà khi trời có mưa giông.
Câu 5: Việc nào sau đây không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
- Đứng chân trần trên nền nhà tắm bị ướt để sấy tóc.
- Dùng nắp bịt lỗ cắm điện ở chỗ thấp.
- Đứng trên ghế khô để ngắt cầu dao điện khi nước tràn vào nhà.
- Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi sửa điện.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây sử dụng điện không an toàn?
- Tắt ti vi khi không xem.
- Chạm tay ướt vào ổ điện.
- Cầm tay vào phích cắm để rút phích ra khỏi ổ cắm điện.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt ổ cắm điện phù hợp.
Câu 7: Đâu là trường hợp sử dụng điện lãng phí?
- Tắt đèn ở bàn học khi đã rời đi.
- Tắt ti vi khi không xem.
- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
- Mở cửa phòng khi đang bật điều hòa.
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây là sử dụng điện lãng phí?
- Hạn chế mở tủ lạnh khi không cần thiết.
- Bật bình nóng lạnh liên tục.
- Trời lạnh mặc quần áo ấm ngồi học, không tăng nhiệt độ cho máy sưởi.
- Tắt đèn trước khi ra khỏi phòng.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Để cảnh báo mọi người về an toàn điện ở nơi công cộng, người ta đã sử dụng
- biển báo.
- đèn LED.
- công tắc.
- cửa tự động.
Câu 2: Trên đường dây truyền từ nhà máy điện đến các hộ dân không có thiết bị nào sau đây?
- Trạm tăng áp.
- Đường dây cao thế.
- Trạm hạ áp.
- Công tơ điện.
Câu 3: Vì sao cần tiết kiệm năng lượng điện?
- Các nguồn năng lượng mất nhiều năm để hình thành và đang dần cạn kiệt.
- Chi phí tải điện rất đắt đỏ.
- Khó khăn trong việc tải điện đi xa.
- Địa hình không phù hợp để tải nguồn điện đi xa.
Câu 4: Đâu không phải quy tắc an toàn điện?
- Tránh tiếp xúc với khu vực có đường dây cao thế, trạm biến thế.
- Ngắt nguồn điện của các thiết bị điện trong nhà khi có mưa giông, sấm sét.
- Dùng nhiều thiết bị điện vào cùng một ổ cắm.
- Không tiếp xúc trực tiếp với ổ điện, dây điện bị hở,…
Câu 5: Trong các thiết bị sau, đâu là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện ít nhất?
- Điều hòa.
- Quạt điện.
- Bàn là.
- Nồi cơm điện.
Câu 6: Trong các thiết bị sau, đâu là thiết bị tiêu thụ năng lượng điện nhiều nhất?
- Quạt treo tường.
- Ti vi.
- Đèn LED.
- Ấm đun điện siêu tốc.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Vì sao nên sử dụng loại đèn compact thay cho bóng đèn sợi đốt?
- Để tiết kiệm điện.
- Vì phù hợp để trang trí.
- Vì kích thước nhỏ gọn.
- Vì ánh sáng dễ nhìn.
Câu 2: Hành động trong hình dưới đây đang vi phạm quy tắc an toàn điện nào?
- Lựa chọn vị trí lắp đặt công tắc điện phù hợp.
- Tránh tiếp xúc với khu vực có đường dây cao thế, trạm biến áp.
- Không tiếp xúc trực tiếp với dây điện bị hở.
- Cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng khi sửa chữa điện.
Câu 3: Hành động trong hình dưới đây đang tuân thủ quy tắc an toàn điện nào?
- Tránh tiếp xúc với khu vực có đường dây cao thế, trạm biến thế.
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ chuyên dụng để ngắt các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện khi sữa chửa điện.
- Không tiếp xúc trực tiếp với ổ điện, dây điện bị hở.
- Ngắt nguồn điện của các thiết bị điện trong nhà khi có mưa giống, sấm sét.
Câu 4: Đâu không phải là dụng cụ bảo hộ chuyên dụng khi sửa chữa điện?
- Quần áo bảo hộ.
- Găng tay cách điện.
- Dây an toàn.
- Đèn pin.
=> Giáo án Khoa học 5 Kết nối bài 8: Sử dụng năng lượng điện