Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Bài 4: Ông lão bên chiếc cầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Ông lão bên chiếc cầu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

BÀI 4: TRUYỆN NGẮN

VĂN BẢN 2: ÔNG LÃO BÊN CHIẾC CẦU

(26 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hê-minh-uê đã nhận được giải thưởng văn học cao quý nào?

  1. Giải Nobel Văn học.
  2. Giải Man Booker.
  3. Giải Giller.
  4. Giải Pulitzer.

 

Câu 2: Hê-minh-uê là nhà văn người nước nào?

  1. Anh.
  2. Pháp.
  3. Ngan.
  4. Mỹ.

Câu 3: Truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu lấy bối cảnh vào thời điểm nào?

  1. Cuộc nội chiến ở Pháp những năm 1935.
  2. Cuộc nội chiến Mỹ những năm 1930.
  3. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha những năm 1930.
  4. Cuộc nội chiến Đức những năm 1930.

Câu 4: Chiếc cầu được nhắc đến ở nhan đề Ông lão bên chiếc cầu là địa điểm nào?

  1. Là một cây cầu nổi tiếng ở Mỹ.
  2. Một cây cầu phà bắc qua sông ở Tây Ban Nha.
  3. Cây cầu ở thị trấn Xan Các-lốt.
  4. Địa danh lịch sử của Tây Ban Nha.

Câu 5: Ai là người kể chuyện?

  1. Ông già bảy mươi tuổi.
  2. Nhân vật “tôi” – người được cử đi làm nhiệm vụ băng qua cầu, thăm dò đầu cầu bên kia và tìm xem bước tiến của quân địch.
  3. Người con của ông lão ngồi trên chiếc cầu.
  4. Nhà văn.

Câu 6: Ngoại hình ông lão được miêu tả bằng những chi tiết nào?

  1. Mặc bộ đồ tươm tất, gọn gàng, gương mặt sáng sủa, phúc hậu.
  2. Rách rưới, gầy đen, nhìn tiều tụy, thiếu sức sống.
  3. Mặc bộ đồ rất bẩn, đeo đôi kính gọng thép đang ngồi bên lề đường.
  4. Mặc bộ đồ rất bẩn, mang theo một chiếc túi nhỏ đang ngồi bên lề đường.

Câu 7: Ở quê hương Xan Các-lốt, ông lão làm công việc gì?

  1. Trồng cây trái.
  2. Chăn nuôi gia súc.
  3. Đánh bắt thủy sản.
  4. Làm thợ mộc.

Câu 8: Ông lão sống với những ai?

  1. Gia đình.
  2. Họ hàng thân thích.
  3. Những người hàng xóm.
  4. Hai con dê, một con mèo và bốn cặp chim bồ câu.

Câu 9: Ông lão trong câu chuyện bao nhiêu tuổi?

  1. Bảy mươi sáu tuổi.
  2. Bảy mưới tuổi.
  3. Tám mươi sáu tuổi.
  4. Sáu mươi tuổi.

 

Câu 10: Ông lão lo lắng về điều gì?

  1. Chính trị bất ổn.
  2. Các con vật ông lão thả đi không thể xoay sở được để sống.
  3. Không tìm được chỗ ở.
  4. Không có thức ăn, nước uống trong những ngày có chiến sự.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Vì sao ông lão không rời nơi có chiến sự nguy hiểm đó?

  1. Vì ông không đủ sức để đi.
  2. Vì ông không biết đi về đâu.
  3. Vì ông muốn trông nom các con vật.
  4. Vì ông đợi người đến cứu trợ.

Câu 2: Chi tiết “ngày Chủ nhật Phục sinh” có ý nghĩa như thế nào?

  1. Là sự mỉa mai của người viết vào chiến dịch tấn công của quân Phát xít trong Nội chiến Tây Ban Nha.
  2. Dự báo những bất ổn, hỗn loạn sắp xảy đến.
  3. Báo hiệu kết thúc buồn cho câu chuyện.
  4. Dự báo sự kết thúc chiến tranh.

Câu 3: Chủ đề nào xuất hiện nhiều lần trong cuộc đối thoại giữa ông lão và nhân vật “tôi”?

  1. Việc ông chăm sóc những con vật trong thị trấn.
  2. Việc ông chỉ sống một mình.
  3. Việc ông rất yêu quê hương của mình.
  4. Việc ông lo lắng tình hình chính trị bất ổn.

Câu 4: Vì sao mọi người cần phải rời khỏi thị trấn Xan Các-lốt?

  1. Vì máy bay địch sắp tấn công.
  2. Vì pháo binh của địch.
  3. Vì địch sắp mở đợt tấn công mới bằng đường thủy.
  4. Vì để xây dựng căn cứ quân sự ở thị trấn Xan Các-lốt.

Câu 5: Đề tài của truyện ngắn Ông lão trên chiếc cầu là gì?

  1. Chiến tranh.
  2. Hòa bình.
  3. Tình yêu quê hương đất nước.
  4. Tình đồng chí, đồng đội.

Câu 6: Nội dung của truyện ngắn Ông lão trên chiếc cầu tập trung chủ yếu vào điều gì?

  1. Sự tàn khốc của chiến tranh.
  2. Câu chuyện của một ông lão đã quá già để tham gia chiến đấu và chỉ quan tâm đến những điều có thể xảy đến với những con vật mà ông nuôi ở Xan Các-lốt.
  3. Công cuộc di tản người dân khỏi thị trấn Xan Các-lốt.
  4. Cuộc sống khó khăn của con người trong chiến tranh.

Câu 7: Đối tượng trong chiến tranh được khai thác trong văn bản Ông lão già trên chiếc cầu có gì đặc biệt?

  1. Những người lính tham gia chiến đấu.
  2. Trẻ em.
  3. Phụ nữ.
  4. Người già ốm yếu và khó khăn để di chuyển đến nơi an toàn.

Câu 8: Nhân vật tôi có phản ứng như thế nào khi nghe câu chuyện của ông lão?

  1. Không chú ý, cảm thấy tốn thời gian và câu chuyện của ông lão thật vô vị.
  2. Đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ cùng ông lão.
  3. Bị phân tâm, không chú ý đến câu chuyện bởi anh còn bận quan sát và phán đoán sự tiếp cận của quân địch.
  4. Nóng lòng muốn đưa ông lão rời khỏi thị trấn trước khi quân địch tiến đến.

Câu 9: Việc ông lão chỉ sống với những con vật thể hiện điều gì về cuộc sống của nhân vật này?

  1. Ông lão không có các mối quan hệ xã hội thân thiết, chỉ có những con vật để chia sẻ niềm vui nỗi buồn hàng ngày.
  2. Ông lão rất yêu quý các loài động vật.
  3. Ông lão tránh tiếp xúc với con người, vì ông cảm thấy họ quá phức tạp.
  4. Ông lão thích sự cô độc, không muốn bị người khác làm phiền.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Nhân vật ông lão già được xây dựng dựa trên sự đối lập nào?

  1. Đối lập giữa cuộc sống giản dị của một người đàn ông có được nhiều niềm vui từ việc chăm sóc động vật với sự phức tạp về mặt chính trị của chiến tranh trên quy mô quốc gia.
  2. Đối lập giữa người dân với người lính trực tiếp tham gia chiến tranh.
  3. Đối lập giữa sự bình thản của ông lão với tình hình chiến sự hết sức căng thẳng.
  4. Đối lập giữa sự ấm áp của tình yêu thương với sự khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh.

Câu 2: Qua lời thoại: “Tôi không quan tâm đến chính trị” thể hiện lập trường nào của ông lão về vấn đề nội chiến?

  1. Ông lão phản đối chiến tranh, phản đối phe Phát xít.
  2. Ông lão không phản đối Phát xít nhưng căm ghét chiến tranh.
  3. Ông lão không ủng hộ cũng không phản đối những kẻ Phát xít đang tiến đến.
  4. Ông lão ủng hộ phe Phát xít.

Câu 3: Chi tiết mở chuồng chim bồ câu và suy nghĩ “Chắc chắn chúng sẽ bay” có ý nghĩa như thế nào?

  1. Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, đó là niềm hi vọng chiến tranh sẽ kết thúc, con người được tự do.
  2. Sự yêu thương loài vật.
  3. Khát vọng được bay cao đến những chân trời bình yên hơn.
  4. Sự lo lắng cho con vật ông lão chăm sóc.

Câu 4: Chi tiết người kể chuyện cho rằng việc thời tiết xấu giúp con mèo và ông lão tạm thoát khỏi cái chết cho thấy điều gì?

  1. Người lương thiện sẽ luôn gặp may mắn.
  2. Tình yêu thương sẽ giúp chúng ta chiến thắng tất cả.
  3. Sự chối bỏ trách nhiệm về việc chính con người – kẻ tạo ra chiến tranh mới là thứ kiểm soát việc con người sống hay chết.
  4. Ông lão là một người luôn gặp vận may.

Câu 5: Hê-minh-uê thể hiện sự khủng khiếp của chiến tranh mà không hề miêu tả bất kỳ cuộc đổ máu nào bằng cách nào?

  1. Người kể chuyện đã phớt lờ nỗi lo lắng của ông lão.
  2. Việc ông lão bỏ lại những con vật mà ông rất quan tâm, lo lắng.
  3. Chiến tranh cướp đi sinh mạng một cách tàn nhẫn và vô nghĩa, mạng sống con người dường như không có giá trị, cả ông lão và người kể đều quan tâm đến sự sống còn của người khác nhưng mối quan tâm này là vô ích vì sau cùng người kể chuyện vẫn rời bỏ ông lão.
  4. Mọi người phải rời bỏ quê hương, di tản đến nơi khác mà không quan tâm đến số phận của một ông lão già nua.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay