Đáp án Ngữ văn 9 kết nối Bài 3: Văn bản 1. Kim kiều gặp gỡ

File đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức Bài 3: Văn bản 1. Kim kiều gặp gỡ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VĂN BẢN 1. KIM KIỀU GẶP GỠ

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp.

Soạn bài chi tiết:

“Chuyện tình Lan và Điệp” là câu truyện được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của chàng trai tên Điệp và cô gái tên Lan. Do mắc mưu của ông quan phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đi tu. Sau khi thoát khỏi mưu đồ của ông quan phủ, Điệp tìm đến chùa nơi Lan đang tá túc nhưng cũng đúng vào lúc nàng trút hơi thở cuối cùng. "Chuyện tình Lan và Điệp" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam, được nhiều thế hệ yêu thích. Đồng thời, tác phẩm cũng được chuyển thể thành nhiều hình thức khác nhau như phim ảnh, sân khấu, chèo,... Tác phẩm không chỉ mang giá trị tố cáo mà còn thể hiện niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.

Soạn bài chi tiết

Kim Trong thuộc dòng dõi gia đình danh giá, giàu có, gia đình có địa vị cao trong xã hội. Bên cạnh đó còn có tài năng xuất chúng, nổi tiếng giỏi văn chương, hiểu biết về đạo lý. Kim Trọng mang dáng vẻ là người thông minh sáng dạ, ngoại hình hoàn hảo tuấn tú, lịch thiệp, thanh tao khi ở nhà, phóng khoáng, hào sảng khi ra ngoài. Điều đó thể hiện qua những câu thơ:

“Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời

Phong tư tài mạo tuyệt vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”

Câu hỏi 2: Những từ ngữ hình ảnh miêu tả cảm xúc tâm trạng của các nhân vật.

Soạn bài chi tiết

Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảm xúc của nhân vật là: e lệ, tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Điều đó thể hiện nên sự ngại ngùng của hai con tim đã cùng chung nhịp đập. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước vẻ đẹp và tài năng của Kim Trọng, Thúy Kiều cảm thấy choáng váng, bối rối, không biết nên làm gì. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cả hai đều rung động trước nhan sắc và phẩm chất của nhau nhưng cuộc chia ly không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia ly của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến.

 

Câu hỏi 3: Bức tranh thiên nhiên.

Soạn bài chi tiết

"Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha"

Hai câu thơ trên đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng nhưng cũng đầy lãng mạn.

Dòng nước dưới cầu "trong veo" chảy hiền hòa, êm đềm. Hình ảnh "tơ liễu" mềm mại, uyển chuyển soi bóng trên mặt nước phẳng lặng tạo nên một khung cảnh đẹp thanh bình, tĩnh lặng. Bóng liễu "thướt tha" gợi cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển, nhưng cũng mong manh. Bức tranh thiên nhiên được tô điểm thêm bởi ánh chiều tà, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn nhưng cũng chứa chan tiếc nuối

Bức tranh thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Dòng nước "trong veo" tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao, nhưng cũng là biểu tượng cho sự trôi chảy của thời gian. Bóng liễu "thướt tha" là biểu tượng bóng hình của Thúy Kiều – duyên dáng, xinh đẹp. Bầu không khí trở nên yên tĩnh, thanh bình mang hương vị lãng mạn hơn bao giờ hết. Bức tranh thiên nhiên như đang soi chiếu tâm trạng của hai người lúc này: buồn bã, tiếc nuối vì thời gian trôi nhanh.

Với những hình ảnh thơ mộng, giàu sức gợi, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp và đầy ý nghĩa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả một cách sinh động, tươi đẹp. Thiên nhiên hài hòa với con người, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của con người. Bức tranh không chỉ tả cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối khi thời gian trôi nhanh, khiến tình cảm đôi trai gái mới gặp đã phải chia xa.

 

Câu hỏi 4: Lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Soạn bài chi tiết

Người kể chuyện như hóa thân vào 2 nhân vật để cho người đọc thấy được nỗi lòng của mỗi người. Ta thấy được tình yêu chớm nở của hai người, cũng thấy được sự lo lắng, tiếc nuối khi thời gian kết thúc hai người không thể ở bên nhau, giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội tâm của hai nhân vật, cảm thấy như đang được nghe chính nhân vật tâm sự, chia sẻ, từ đó tăng tính chân thực cho câu chuyện.

 

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?

Soạn bài chi tiết:

Đoạn trích có 3 nhân vật là Kim Trọng, Thúy Kiều và Thúy Vân. Trong đó, hai nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là Thúy Kiều và Kim Trọng.

Đoạn thơ kể lại sự việc Thúy Kiều và Kim Trọng vô tình gặp gỡ tại ngày hội Đạp Thanh (Tết Thanh Minh), cả hai đều ấn tượng, thu hút và cảm thấy rung động trước đối phương. Từ đó nảy sinh tình cảm và có những tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối khi phải chia tay.

 

Câu hỏi 2: Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?

Soạn bài chi tiết:

Mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng hiện lên qua lời kể của người kể truyện là một người hào hoa, tuấn tú, có thân thế và gia đình không tầm thường, có tài năng và ngoại hình hơn người.

 

Câu hỏi 3: Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.

Soạn bài chi tiết:

Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều.

Những từ ngữ tiêu biểu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “giục cơn buồn”, “người còn nghé theo”

Hai người đã yêu nhau, trái tim đã có tiếng nói chung. Nhưng vẫn còn e dè, ngại ngùng thổ lộ tâm tình, vậy nên dù biết cảm mến nhau nhưng vẫn còn ngại ngùng, e ấp. Sắc đẹp nàng Kiều khiến chàng Kim "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". Trước tiếng sét ái tình. Kim Trọng vốn hào hoa, phong nhã đã làm chủ được tâm hồn trong một cuộc tình trường: "Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn". Cuộc chia li không thể không diễn ra. Khoảnh khắc chia li của lứa đôi trong buổi đầu gặp gỡ mang theo bao tình lưu luyến. Hai vế tiểu đối mà ra hai phía chân trời, tình lưu luyến mến thương kéo dài vô tận:

"Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"

 

Câu hỏi 4: Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:

  1. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?
  2. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
  3. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.
  4. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.

Soạn bài chi tiết:

  1. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên: Tác giả miêu tả khung cảnh gặp gỡ của hai người là vào một buổi chiều xuân, gần bờ sông và trên cây. Đây là một khung cảnh vô cùng lãng mạn, đồng thời thể hiện cảm xúc cảm xúc, tình cảm những sự vật là tình yêu giữa giai nhân và tài tử.
  2. Lời người kể chuyện là “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.

Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?”

Em nhận biết qua hình thức được để trong dấu ngoặc kép.

  1. Điều đó thể hiện cảm xúc hy vọng nhưng cũng ngờ vực, rằng liệu tình cảm này liệu có thành đôi hay là thôi.
  2. Nhân vật Thúy Kiều là người rất tình nghĩa, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận. Nó thể hiện rằng này được sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, có học thức.

 

Câu hỏi 5: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Soạn bài chi tiết

Nguyễn Du sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm để vẽ nên một bức tranh sống động về cảnh vật và nhân vật. Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, điển tích điển cố được sử dụng tinh tế, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Có thể kể đến như "Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao", "Dưới cầu nước chảy trong veo", "Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha". Những hình ảnh này giúp miêu tả cảnh vật và nhân vật một cách sinh động, gợi cảm, đồng thời thể hiện bút pháp tài tình cũng như quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du. Qua ngôn ngữ sử dụng, Nguyễn Du đã xây dựng nên bức chân dung của một văn nhân lý tưởng trong con mắt và tâm hồn của giai nhân. Ngôn ngữ góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất và nội tâm nhân vật.

Về xây dựng nhân vật, tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, thể hiện nội tâm nhân vật qua hành động, lời nói, cử chỉ. Tất cả điều đó đã gợi nên tâm trạng hai con người yêu nhau, xây dựng nên bức chân dung một văn nhân lý tưởng trong con mắt và tâm hồn của giai nhân.

 

Câu hỏi 6: Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Soạn bài chi tiết

Chủ đề của đoạn trích: Cuộc gặp gỡ định mệnh và tình yêu chớm nở giữa Kim Trọng và Thúy Kiều

Tư tưởng - tình cảm: Tôn vinh vẻ đẹp con người, thể hiện quan niệm về tình yêu, phản ánh hiện thực xã hội đồng thời cũng có những tâm tư, trăn trở về số phận con người, niềm tin vào tình yêu chân chính. Với ngôn ngữ trau chuốt, hình ảnh sinh động, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh lãng mạn nhưng cũng đầy bi kịch về tình yêu lứa đôi trong xã hội phong kiến.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích  2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

Soạn bài chi tiết

Trong đoạn trích "Kim Kiều gặp gỡ", hai câu thơ sau đây miêu tả thiên nhiên đặc sắc và ấn tượng:

"Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha."

Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn nhưng giàu hình ảnh gợi cảm, Nguyễn Du đã phác họa khung cảnh thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng - một phông nền hoàn hảo cho tình yêu mới chớm nở giữa Kim Trọng và Thúy Kiều. Dòng nước chảy êm đềm dưới chân cầu như tượng trưng cho sự khởi đầu suôn sẻ của mối tình, còn hình ảnh những nhành liễu mềm mại đung đưa trong ánh chiều tà gợi lên sự e ấp, duyên dáng trong cảm xúc của đôi nhân vật. Bức tranh thiên nhiên được tô điểm thêm bởi ánh chiều tà, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn nhưng cũng đầy tiếc nuối. Bức tranh thiên nhiên không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Dòng nước "trong veo" tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao, nhưng cũng là biểu tượng cho sự trôi chảy của thời gian. Bức tranh thiên nhiên này không chỉ đơn thuần là một chi tiết trang trí mà còn là sự phản ánh tinh tế về nội tâm của các nhân vật. Sự thanh bình của khung cảnh như soi chiếu sự an yên mà họ tìm thấy khi ở bên nhau, trong khi dòng nước và nhành liễu chuyển động nhẹ nhàng gợi mở về sự phát triển tinh tế của tình yêu.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay