Đáp án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

File đáp án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 10. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Trong thời kì Chiến tranh lạnh bao trùm lên cả thế giới, Liên Xô và các nước Đông Âu đã phát triển như thế nào về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá? Sự sụp đổ của cả hệ thống vào năm 1991 liệu có phải là hệ quả của quá trình phát triển đó?

Hướng dẫn chi tiết:

* Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới ( Thành tựu lớn nhất đạt được).

+ Một số ngành có sản lượng cao vào loại nhất thế giới: dầu mỏ, than, thép.

+ Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…)

- Nông nghiệp: Những năm 60, sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.

Khoa học kỹ thuật

- Năm 1957, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất – ( Mở đầu kỉ nguyên chinh phục không gian).

- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ ( Phương Đông) đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất – (mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài).

* Xã hội: có nhiều biến đổi

Chính trị  tương đối ổn định.

Tỷ lệ công nhân  chiếm 55 %  số người lao động.

Trình độ học vấn của người dân được nâng cao.

* Đối ngoại

- Chính sách đối ngoại: Bảo vệ hòa bình thế giới.Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

- Năm 1950, Liên Xô công nhận vào thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam có những ủng hộ hết sức to lớn cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau chiến tranh.

1. Tình hình của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Dựa vào tư liệu 10.1 và 10.2, hãy nêu nhận xét về sự phát triển của công nghiệp ở Liên Xô.

Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do của sự sụp đổ đó.

Hướng dẫn chi tiết:

Sự sụp đổ của Liên Xô:

- Duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.

- Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.

- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường

- Không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế kéo dài quá lâu.

-  Những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

2. Tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi: Hãy nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Vì sao các nước Đông Âu tan rã?

Hướng dẫn chi tiết:

– Từ năm 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng:

+ Xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản ngày càng được khẳng định.

– Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

+ Từ chỗ là những nước nghèo, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp. Sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, trình độ khoa học – kĩ thuật được nâng lên rõ rệt.

– Cuối năm 1988, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở các nước Đông Âu lên đến đỉnh cao

– Năm 1989, Chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu

– Ngày 1/7/1991, Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể

Nguyên nhân tan rã:

– Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiếu dân chủ - công bằng => đời sống nhân dân không cải thiện => tăng sự bất mãn

– Không bước kịp phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến

– Tiến hành cải tổ gặp phải sai lầm nhiều mặt, sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng

– Sự chống phá của thế lực thù địch trong và ngoài nước

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy hoàn thành bảng tóm tắt tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu theo nội dung dưới đây:

Thời gian

Từ năm 1945 đến nửa đầu thập niên 80

Nửa sau thập niên 80 đến năm 1991

Liên Xô

Đông Âu

Hướng dẫn chi tiết:

Thời gian

Từ năm 1945 đến nửa đầu thập niên 80

Nửa sau thập niên 80 đến năm 1991

Liên Xô

Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. 

3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. 

1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goóc Ba Chốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Đông Âu

Trong những năm 1944 – 1945, cùng với quá trình Hổng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu

Từ năm 1945 – 1949, các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng

Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.

Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.

Sản lượng công nghiệp tăng lên gấp hàng chục lần, nông nghiệp phát triển nhanh chóng, trình độ khoa học – kĩ thuật được nâng lên rõ rệt.

Nước Đức được thống nhất(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức).

Câu 2: Hãy giải thích lí do sụp đổ của Liên Bang Xô viết và các nước Đông Âu theo mẫu sơ đồ tư duy bên cạnh:

Hướng dẫn chi tiết:

Trong quá trình xây dựng và thực hiện mô hình xã hội chủ nghĩa, có thể xảy ra những sai lầm và hạn chế. Một số vấn đề mà bạn đã đề cập có thể bao gồm:

- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan và cơ chế tập trung quản lí bao cấp: Nếu không có sự linh hoạt và đáp ứng kịp thời đối với biến đổi trong kinh tế và xã hội, điều này có thể dẫn đến việc trì trệ sản xuất và không cải thiện được đời sống nhân dân.

- Thiếu dân chủ và công bằng: Nếu không có sự tham gia của quần chúng trong quyết định và thiếu sự công bằng trong phân phối tài nguyên, có thể gây bất mãn và gây ra sự không hài lòng trong xã hội.

- Bỏ qua phát triển khoa học - kỹ thuật: Nếu không đáp ứng được tiến bộ khoa học - kỹ thuật và không phát huy tiềm năng sáng tạo, có thể dẫn đến sự trì trệ và khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Sự chống phá từ các thế lực thù địch: Sự tác động của các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước có thể gây rối loạn và gây khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mô hình xã hội chủ nghĩa.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Sưu tầm bản đồ châu Âu hiện tại, dựa vào thông tin trong bài và lược đồ 10.8, hãy nêu sự khác biệt cơ bản của lược đồ các nước thuộc SNG (1991) và hiện tại

Hướng dẫn chi tiết:

Trước khi ký văn bản chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô, 3 nhà lãnh đạo 3 nước Nga, Ucraina, Belarus đã lường trước những hậu quả có thể xảy ra khi Liên Xô giải thể, do đó đã ký tiếp Hiệp ước thành lập SNG (8-12-1991). Ngày 21-12-1991, 8 nước thành viên khác của Liên Xô (Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan) ký hiệp ước tham gia SNG. Năm 1993, Grudia gia nhập SNG, nâng số thành viên SNG lên 12/15 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Ba nước vùng Baltic (Estonia, Litva, Latvia) không tham gia SNG, hiện cả ba đều là thành viên của EU và NATO.

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay