Đáp án Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

File đáp án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

BÀI 11. NƯỚC MỸ VÀ CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ và các nước Tây Âu đã trả qua một thờii kỳ tăng trưởng mạnh về kinh tế, được gọi là “Ba mươi năm rực rỡ”. Liệu thực sự tăng trưởng đó chỉ toàn là “rực rỡ”? Thực chất tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu đã diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

Tây Âu:

Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.

- Giai đoạn 1945 – 1950: Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.

- Giai đoạn 1950 – 1973: Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

- Giai đoạn 1973 – 1991: ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).

- Từ năm 1991 đến năm 2000: Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…

Mỹ:

Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

- Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

- Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

- Giai đoạn 1991 – 2000: Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó.

1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi: Dựa vào các tư liệu 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về kinh tế, chính trị của nước Mỹ trong thời kỳ 1945 – 1991

Theo em, sự kiện nào ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình chính trị nước Mỹ những năm 70 của thế kỉ XX? Vì sao?

Hướng dẫn chi tiết:

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).

- Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị  tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).

- 50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).

- Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

Về chính trị:

– Duy trì và bảo vệ chế độ tư bản. 

–  Chính trị không hoàn toàn ổn định: mâu thuẫn giai cấp, xã hội và sắc tộc… 

– Đấu tranh giai cấp, xã hội ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ: Đảng Cộng sản Mĩ đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

* Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

- Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982. Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn

- Năm 1983, nền kinh tế  bắt đầu phục hồi. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính, nhưng tỷ trọng kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm hơn so với trước.

Chính trị:

– Chính trị không ổn định, nhiều vụ bê bối chính trị xảy ra (Irangate-1985), Watergate…

– Tiếp tục triển khai “chiến lược toàn cầu” và theo đuổi chiến tranh lạnh. Học thuyết Reagan và chiến lược “Đối đầu trực tiếp” chủ trương tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các địa bàn chiến lược và điểm nóng thế giới.

– Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12 – 1989, Mĩ – Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” nhưng Mĩ và các đồng minh vẫn tác động vào cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

* Giai đoạn 1991 – 2000:

- Phát triển xen kẽ suy thoái ngắn, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

- Mĩ tạo ra được 25 % giá trị tổng sản phẩm trên toàn thế giới và có vai trò  chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế như WTO, WB, IMF.

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, chính phủ Mỹ cố gắng lấy lại niềm tin của người dân sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam và những vụ bê bối quốc gia; cải thiện với Liên Xô, Trung Quốc. Đặc biệt là sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trong nưm 1989.

2. Các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Hãy xác định trên lược đồ 11.8 tên các nước tham gia Cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1957 và Liên minh châu Âu năm 1991

Hướng dẫn chi tiết:

Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Tây Âu đã được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Nhờ sự cố gắng của từng quốc gia và sự hỗ trợ từ Mỹ thông qua "Kế hoạch Mác-san", các nước châu Âu đã hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại nền kinh tế của mình. Nước Đức, Anh và Pháp trở thành những nước công nghiệp lớn trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Sự liên kết khu vực cũng được thúc đẩy thông qua việc thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng châu Âu (EC).

Trong lĩnh vực chính trị, giai cấp tư sản đã củng cố chính quyền và ổn định tình hình chính trị-xã hội trong các nước Tây Âu. Các quốc gia này đã gia nhập khối NATO và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Tuy nhiên, cũng có những biến động chính trị, như việc giai cấp tư sản đẩy người Cộng sản ra khỏi chính phủ ở Pháp, Anh, Ý và cuộc xâm lược của một số quốc gia châu Âu đến Đông Dương và Đông Á.

Từ năm 1973 đến năm 1991, kinh tế Tây Âu đã gặp khó khăn với tình trạng suy thoái kéo dài, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Mặc dù vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, nhưng Tây Âu đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU).

Từ năm 1991 đến năm 2000, kinh tế Tây Âu đã phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng lên và Tây Âu tiếp tục giữ vị trí là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ Latinh và các nước thuộc Đông Âu cũng được mở rộng.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ tư duy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ và các nước Tây Âu giai đoạn 1945 – 1991

Hướng dẫn chi tiết:

Tây Âu:

Mỹ:

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Anh – một trong các quốc gia sáng lập đã rời khỏi tổ chức Liên minh châu Âu vào năm 2020. Hãy tham khảo thêm thông tin để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về sự kiện này

Hướng dẫn chi tiết:

Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/12/2020 sau quá trình đàm phán kéo dài từ khi quốc dân Anh bỏ phiếu về việc rời EU (Brexit) vào năm 2016. Việc Anh rời khỏi EU mang theo nhiều ảnh hưởng và thay đổi đáng kể cho cả Anh và EU.

Từ phía Anh, Brexit mở ra một hướng đi mới về chính sách và quan hệ đối ngoại của quốc gia này. Anh không còn là một thành viên của EU và không tham gia vào việc định hình chính sách của liên minh này nữa. Thay vào đó, Anh trở thành một chủ thể hành động độc lập trong việc xác định chính sách của mình và thiết lập quan hệ đối ngoại với EU và các quốc gia khác trên thế giới.

Tuy nhiên, việc rời khỏi EU cũng đồng nghĩa với việc Anh phải đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị. Quá trình đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh và EU đã gặp phải nhiều khó khăn và vướng mắc. Mặc dù cuối cùng hai bên đã ký kết được một thỏa thuận thương mại, song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết và điều chỉnh trong quan hệ thương mại giữa hai bên sau Brexit.

=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay