Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 12: Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
BÀI 12: ÁP SUẤT KHÍ THEO MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ. QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG NĂNG PHÂN TỬ VÀ NHIỆT ĐỘ
(25 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Động năng trung bình của phân tử được xác định bằng hệ thức
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Động năng trung bình của phân tử có mối liên hệ như thế nào với nhiệt độ tuyệt đối?
A. Động năng trung bình của phân tử tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
B. Động năng trung bình của phân tử tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Động năng trung bình của phân tử không tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Động năng trung bình của phân tử tỉ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 3: Mật độ phân tử được xác định bởi hệ thức
A.
B. NV.
C.
D. NV2.
Câu 4: Hằng số Boltzmann có giá trị bằng
A. 1,38.10-20 J/K.
B. 1,38.10-22 J/K.
C. 1,38.10-21 J/K.
D. 1,38.10-23 J/K.
Câu 5: Hệ thức đúng của áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử là
A.
B.
C.
D.
Câu 6: Độ biến thiên động lượng của phân tử do va chạm với thành bình có độ lớn là
A. 2mv.
B. 0.
C. -2mv.
D. mv.
2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)
Câu 1: Hai bình kín có thể tích bằng nhau đều chứa khí lí tưởng ở cùng một nhiệt độ. Khối lượng khí trong hai bình bằng nhau nhưng khối lượng một phân tử khí của bình 1 lớn gấp hai lần khối lượng một phân tử khí ở bình 2. Áp suất khí ở bình 1
A. bằng áp suất khí ở bình 2.
B. gấp bốn lần áp suất khí ở bình 2.
C. gấp hai lần áp suất khí ở bình 2.
D. bằng một nửa áp suất khí ở bình 2.
Câu 2: Hệ quả nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ?
A. Các khí có bản chất khác nhau, khối lượng khác nhau nhưng nhiệt độ như nhau thì động năng trung bình của các phân tử bằng nhau.
B. Động năng trung bình của phân tử khí càng lớn thì nhiệt độ của khí càng cao.
C. Người ta coi nhiệt độ tuyệt đối là số đo động năng trung bình của phân tử theo một đơn vị khác.
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử bằng nhau.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với nội dung áp suất khí theo mô hình động học phân tử?
A. Chuyển động của phân tử khí trước và sau khi va chạm với thành bình là chuyển động thẳng đều.
B. Độ biến thiên động của phan tử do va chạm với thành bình có độ lớn 2mv.
C. Áp suất chất khí theo mô hình động học phân tử là
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn nên tốc độ của các phân tử không bằng nhau.
Câu 4: Áp suất khí không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
A. Kích thước phân tử.
B. Khối lượng phân tử.
C. Tốc độ chuyển động của phân tử.
D. Lực liên kết phân tử.
3. VẬN DỤNG (6 CÂU)
Câu 1: Nhiệt độ của một khối khí để động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử khí đó bằng 1,0 eV là bao nhiêu? Biết 1 eV = 1,6.10-19 J.
A. 7407 K.
B. 3290 K.
C. 6192 K.
D. 2998 K.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (8 CÂU)
Câu 1: Từ mô hình động học phân tử khí, có thể xây dựng công thức tính áp suất chất khí.
a) Trong thời gian giữa hai va chạm liên tiếp với thành bình, động lượng của phân tử khí thay đổi một lượng bằng tích khối lượng phân tử và tốc độ trung bình của nó.
b) Giữa hai va chạm với thành bình, phân tử khí chuyển động thẳng đều.
c) Lực gây ra thay đổi động lượng của phân tử khí là lực do phân tử khí tác dụng lên thành bình.
d) Các phân tử khí chuyển động không có phương ưu tiên, số phân tử đến va chạm với các mặt của thành bình trong mỗi giây là như nhau.
Trả lời:
a) S.
b) Đ.
c) S.
d) Đ.
Câu 2: Một bình có thể tích 22,4.10-3 m3 chứa 1,00 mol khí hydrogen ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ là 0,00 oC và áp suất là 1,00 atm). Người ta bơm thêm 1,00 mol khí helium cũng ở điều kiện tiêu chuẩn vào bình này. Cho khối lượng riêng ở điều kiện tiêu chuẩn của khí hydrogen và khí helium lần lượt là 9,00.10-2 kg/m3 và 18,0.10-2 kg/m3.
a) Khối lượng khí hydrogen trong bình là 2,016.10-3 kg.
b) Khối lượng riêng của hỗn hợp khí trong bình là 0,27 kg/m3.
c) Lực gây ra thay đổi động lượng của phân tử khí là lực do phân tử khí tác dụng lên thành bình.
d) Các phân tử khí chuyển động không có phương ưu tiên, số phân tử đến va chạm với các mặt của thành bình trong mỗi giây là như nhau.
Trả lời:
a) S.
b) Đ.
c) S.
d) Đ.
Câu 3: Mô hình khí lí tưởng bỏ qua thể tích của phân tử khí, bỏ qua tương tác của các phân tử khi chưa va chạm và coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi, giúp việc mô tả các hiện tượng về chất khí trở nên đơn giản, dễ dàng.
a) Áp suất của khí tăng lên bằng cách làm tăng nhiệt độ ở thể tích không đổi, tương ứng động năng trung bình của các phân tử đã tăng theo sự tăng nhiệt độ
b) Khi giữ nhiệt độ không đổi, dù thể tích tăng, áp suất giảm nhưng động năng trung bình của các phân tử vẫn không thay đổi.
c) Khi tốc độ của mỗi phân tử tăng lên gấp đôi, áp suất cũng tăng lên gấp đôi.
d) Khi khối khí giảm nhiệt độ, tương ứng động năng trung bình của các phân tử khí cũng giảm nhưng giảm chậm hơn sự giảm nhiệt độ.
Trả lời:
a) Đ.
b) Đ.
c) S.
d) S.
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Bình chứa khí càng lớn thì áp suất trong bình càng lớn
b) Phân tử khí có khối lượng càng lớn thì gây ra áp suất càng lớn khi va chạm với thành bình
c) Phân tử khí chuyển động càng chậm thì va chạm với thành bình càng nhiều lần
d) Từ công thức tính áp suất chất khí có thể suy ra hệ thức của định luật Boyle.
Trả lời:
a) S.
b) Đ.
c) S.
d) Đ.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------