Đáp án ngữ văn 9 chân trời Bài 4: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

File đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 4. Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 4. VIẾT MỘT TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO DỰA TRÊN MỘT TRUYỆN ĐÃ ĐỌC

 

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Tính sáng tạo của văn bản truyện so với truyện gốc được thể hiện ở những điểm nào? (Đọc lại nội dung tóm tắt truyện được phỏng theo ở cước chú trang 116 để xác định những biểu hiện của sự sáng tạo đó.)

Hướng dẫn chi tiết:

Tác giả đã thay đổi các nhân vật hoặc các chi tiết của câu chuyện so với truyện gốc để tạo ra một góc nhìn mới, độc đáo.

Câu 2: Chỉ ra một số chi tiết cho thấy văn bản truyện kể trên có kết hợp khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.

Hướng dẫn chi tiết:

- Miêu tả mây: In bóng lên tầng mây năm sắc rực rỡ, hình thù vị thần ấy cũng lộng lẫy uy nghiêm với chiếc áo trắng bào màu đen bạc và chiếc mũ dát ngọc có hai cánh chuồn cong vút lên như mảnh trăng lưỡi liềm,

- Biểu cảm: Ngọc Hoàng tức giận, vị thần cúi đầu chịu tội

Câu 3: Văn bản trên đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung đối với các phần mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

- Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục.

- Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi gợi, nắn lại chủ đề, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ;...) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật; cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tỏ, biểu cảm;...).

- Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Câu 4: Qua văn bản trên, em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện kể đã đọc?

Hướng dẫn chi tiết:

- Hiểu sâu, hiểu đúng về tác phẩm đã có

- Biến đổi nhân vật, tình tiết, và diễn biến theo cách của riêng để tạo ra một câu chuyện mới và độc đáo.

- có thể thay đổi cốt truyện để làm cho nó phù hợp với cái nhìn hoặc thông điệp riêng

- Mặc dù đang thực hiện sự sáng tạo, nhưng hãy cố gắng giữ nguyên tinh thần hoặc thông điệp cơ bản của câu chuyện gốc.

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

Đề bài: Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc (khoảng 1 000 chữ) có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Hướng dẫn chi tiết:

Học sinh viết văn bản dựa vào dàn ý đã lập; chú ý kết hợp trần thuật với miêu tả, biểu cảm.

Lưu ý: Khi viết một truyện kể sáng tạo trên cơ sở phóng theo một truyện đã đọc, em cần học tập cách hư cấu sáng tạo của các nhà văn. Ví dụ: Em có thể đối chiếu bài thơ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của Nguyễn Nhược Pháp với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh hoặc đối chiếu bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten với truyện ngụ ngôn Chó sói và cừu non của Ê-dốp,... và học cách sáng tạo của các tác giả dựa trên điểm tựa từ tác phẩm gốc.

Gợi ý viết câu chuyện Khỉ và Gấu dựa trên cốt truyện Rùa và Thỏ:

Ở một khu rừng xa xôi, chú Khỉ và chú Gấu trở thành bạn thân. Một ngày, họ tranh cãi về ai mạnh mẽ hơn và quyết định thi đấu đẩy tảng đá qua suối. Chú Khỉ dùng sức mạnh, nhưng chú Gấu sử dụng chiến thuật thông minh và cuối cùng chiến thắng. Bài học từ truyện là sự quan trọng của sự thông minh và kiên nhẫn, cho thấy sức mạnh không chỉ đến từ cơ bắp mà còn từ khả năng nghĩ cách và kiên trì.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 4: Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay