Đáp án ngữ văn 9 chân trời Bài 5: Tiếng đàn giải oan

File đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Bài 5. Tiếng đàn giải oan Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 5. KHÁT VỌNG CÔNG LÍ

TIẾNG ĐÀN GIẢI OAN

Câu 1: Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Tóm tắt:
    Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, chỉ có lưỡi búa cha để lại. Lý Thông kết nghĩa huynh đệ và đưa Thạch Sanh về sống với mẹ con. Khi chằn tinh hung dữ đòi nộp mạng Lý Thông, Thạch Sanh thay mình và giết chết chằn. Nhưng Lý Thông lại lừa Thạch Sanh và cướp công.

Thạch Sanh cứu công chúa khỏi đại bằng, nhưng bị Lý Thông phản bội và nhốt dưới vực. Sau đó, Thạch Sanh giết đại bằng và cứu con vua. Trở về gốc đa, chàng chỉ xin một cây đàn. Trong ngục, Thạch Sanh kể nỗi oan của mình bằng đàn, Lý Thông bị trừng trị.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, nhưng các nước chư hầu tức giận đánh. Thạch Sanh dùng đàn và cơm thết làm quân sĩ kính phục, khiến quân rút về nước.

  1. Nhận xét:

Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm:

- Mô hình Gặp gỡ (Hội ngộ) - Tai biển (Lưu lạc) - Đoàn tụ (Đoàn viên) Đoàn tụ (Đoàn viên). Truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này: Truyện Kiều, Bích Câu kì ngộ,...

- Mô hình Nhân - Quả: ở hiền găp lành, ở ác gặp dữ. Truyện Thạch Sanh

=> Truyện Thạch Sanh là tiêu biểu cho mô hình này.

Câu 2: Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.

Hướng dẫn chi tiết:

Tóm tắt các sự kiện được kể:

- Thạch Sanh vào tù

- Nhận ra con người Lý Thông

- Chàng đánh đàn kêu oan

- Chàng kể tội của Lý Thông

Nhân vật trong văn bản: Thạch Sanh, Lý Thông

Thạch Sanh là người có tính cách vượt lên trên mọi điều, luôn thật thà, giàu tình cảm. Điều đó thể hiện qua cách anh đối diện với cái ác – luôn sẵn sàng hành động trừ gian diệt ác mỗi khi cần thiết. Thạch Sanh cũng không thiếu sự bao dung, sẵn lòng giúp đỡ người khác, làm cho anh trở thành một người dũng sĩ thực sự.

=> Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bằng bút pháp lý tưởng hóa nhâ vât Thạch Sanh, thể hiện triết lý ngàn đời của cha ông: ở hiền gặp lành.

Câu 3: Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Dó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?

Hướng dẫn chi tiết:

Cây đàn của Thạch Sanh:

- Khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc.

- Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

Cây đàn có thể coi là 1 nhân vật vì nó có thể hành động, có lời nói và có biểu cảm như con người, Tac giả đã nhân hoá để nó có linh hồn.

Câu 4:  Đọc lại những câu thơ về chỉ tiết tiếng đàn và cho biết:

a, Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động, như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?

  1. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tượng đồng và khác biệt?

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh: Lý Thông là kẻ gian.

Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc.

Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

  1. So với truyện cổ tích Thạch Sanh, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên rât khác biệt.

- Điểm giống: tiếng đàn mang tiếng lòng của Thạch Sanh, giải oan cho chàng

- Khác biệt: Cách diễn đạt, trình bày của tiếng đàn. Ở truyện cổ, cây đàn là vật vô tri vô giác nhưng ở văn bản này, cây đàn biết nói, biết minh oan cho Thạch Sanh.

Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề

Hướng dẫn chi tiết:

Chủ đề của văn bản: Chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện, ở hiền thì gặp lành.

Căn cứ: Tác giả kể về chàng dũng sĩ Thạch Sanh với thân phận mồ côi, trải qua nhiều khó khăn thử thách: diệt chằn tinh, diệt đại bàng, cứu công chúa và con vua Thủy Tề, vạch mặt Lí Thông, chống quân của 18 nước chư hầu…, cuối cùng đã lên làm vua, trị vì đất nước, hưởng vinh hoa phú quý.

Câu 6: Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Hướng dẫn chi tiết:

Nội dung bao quát: Tiếng đàn giải oan là truyện vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa Lý Thông. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Thông điệp: khuyên con người ta ở hiền thì gặp lành, ở ác gặp dữ.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay