Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 3 Bài 4: Mùa vừng
File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 4: Mùa vừng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
BÀI 21. MÙA VỪNG
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Trao đổi với bạn: Câu tục ngữ sau giúp em hiểu điều gì?
Tháng Ba đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
Hướng dẫn chi tiết:
Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của ông bà ta xưa. Họ nắm bắt quy luật thời tiết để ứng dụng vào mùa vụ. Tháng ba, hết mùa hoa gạo chính là lúc người dân bắt đầu vụ trồng vừng.
ĐỌC: MÙA VỪNG
Câu hỏi, bài tập:
Câu 1: Điều gì dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê?
Hướng dẫn chi tiết:
Mùa thu dịu dàng dắt kí ức của tác giả quay về với nỗi nhớ đồng quê.
Câu 2: Bức tranh ngày mùa ở đoạn văn thứ hai được vẽ bằng những hình ảnh, màu sắc và âm thanh nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Đàn sẻ nâu tíu tít chở nắng về.
- Chân trời bừng ánh ban mai.
- Cả cánh đồng vừng như một tấm giấy kim tuyến lớn, tươi vàng, lấp lánh.
- Trên đồng, các bà, các mẹ đang cần mẫn gặt vừng. Màu áo bà ba nâu sờn, màu nón trắng nhấp nhô theo từng đợt sóng vừng gợn nhẹ như tạo điểm nhấn cho bức tranh ngày mùa ấn tượng.
Câu 3: Hương vị và âm thanh được tả ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận được những gì về cuộc sống, con người ở quê hương tác giả?
Hướng dẫn chi tiết:
Hương vị và âm thanh được tả ở đoạn văn thứ ba giúp em cảm nhận được sự yên bình và cả niềm vui mùa thu hoạch ở quê hương tác giả.
Câu 4: Tác giả mong muốn điều gì khi chiêm ngưỡng bức kí hoạ mà người bạn vẽ tặng? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
Tác giả muốn được là chú bé năm nào, ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đi giữa cánh đồng vừng chín vàng, rộn ràng tiếng sẻ du ca… vì đó là những kí ức về khoảng thời gian trong trẻo, tươi đẹp trong cuộc đời.
Câu 5: Em ấn tượng những gì về mùa vừng được tả trong bài đọc?
Hướng dẫn chi tiết:
Em ấn tượng với hình ảnh các bà, các mẹ cần mẫn gặt vừng và hình ảnh những bó vừng vàng tươi được chở về làng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
Câu 1: Thực hiện yêu cầu:
a. Xếp đại từ in đậm trong các đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
(1) Đại từ nghi vấn
(2) Đại từ thay thế
Cụ già hỏi:
- Thầy Bảy, thầy coi giùm nó là con gì?
Thầy giáo Bảy nhìn con vật rồi nói:
- Đây là một con kì đà! Đúng vậy, một con kì đà!
Theo, Đoàn Giỏi.
Nhìn chiếc lá nhỏ khẽ rung rinh như reo vui, Mây hỏi bố:
- Bố ơi, bé cây của con bao giờ có quả ạ?
- Đó là một cây cà chua bi phải không? Con sẽ phải chờ một tháng để cây lớn. Con phải bắc một cái giàn nhỏ để cành cây có chỗ dựa.
- Sao cây lại cần chỗ dựa ạ?
- Cành cây nhỏ sẽ không chịu được sức nặng của những chùm quả, con ạ.
- Ồ, vậy là con sẽ có thật nhiều quả cà chua bi!
Mai Hương
b. Mỗi đại từ ở nhóm 2 thay thế cho từ ngữ nào trước nó?
Hướng dẫn chi tiết:
a.
Đại từ thay thế: Đây, vậy, đó.
Đại từ nghi vấn: gì, sao, bao giờ.
b.
Đại từ “Đây” thay thế cho “con vật”
Đại từ “vậy” thay thế cho “Đây là một con kì đà!”
Đại từ “Đó” thay thế cho “cây của con”.
Câu 2: Tìm các đại từ có trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của mỗi đại từ.
Một buổi sáng, sóc nhỏ nghe thấy tiếng thút thít của cây non. Chú hỏi:
- Sao bạn khóc?
- Tôi sợ lũ sâu sẽ ăn hết những chiếc lá non...
- Đừng sợ chúng! Tôi sẽ bảo vệ bạn. - Sóc nhỏ quả quyết.
Dạ Ngân
Hướng dẫn chi tiết:
Các đại từ có trong đoạn văn:
-
Sao: dùng để hỏi
-
Tôi, bạn: dùng để xưng hô
-
chúng: dùng để thay thế
Câu 3: Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp, trong mỗi câu có sử dụng đại từ dùng để hỏi.
Hướng dẫn chi tiết:
- Bạn có thích làm gì vào cuối tuần không?
- Bạn có sở thích nào đặc biệt không?
- Bạn có thường xuyên tham gia vào các hoạt đông không?
Câu 4: Viết 2 - 3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học, trong đó có sử dụng đại từ dùng để thay thế.
…
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Mùa vừng