Đáp án Công dân 9 cánh diều Bài 1: Sống có lí tưởng
File đáp án Công dân 9 cánh diều Bài 1. Sống có lí tưởng Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án công dân 9 cánh diều
BÀI 1. SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG
MỞ ĐẦU
Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu biết của mình về những nhân vật đó
Hướng dẫn chi tiết:
Hình ảnh 1: Nữ Anh hùng Võ Thị Sáu
- Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 (có tài liệu ghi năm 1935), quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống cách mạng, chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, bóc lột đồng bào, tàn phá quê hương, chị sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng.
- Qua nhiều lần thử thách, chị được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi. Chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như: giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng.
- Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.
- Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ, chị bị bắt.
Hình ảnh 2: Anh hùng Lý Tự Trọng
- Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt), quê ở làng Việt Xuyên - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.
- Do không chịu nổi ách áp bức bóc lột của bọn thực dân phong kiến, cụ Khoan đã cùng một số bà con rời quê sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động cách mạng.
- Ngay từ nhỏ, Lý Tự Trọng đã tỏ ra là người sớm hiểu biết, có khả năng học tốt nhiều ngoại ngữ như tiếng Thái, Việt, Anh, Pháp, Nga; được nuôi dưỡng trong môi trường cách mạng, Lý Tự Trọng sớm hiểu được nỗi khổ cực của nhân dân ta dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
- Năm 11 tuổi, anh được đưa sang Quảng Châu, Trung Quốc đào tạo. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, bấy giờ lấy tên Lý Thụy, đưa anh vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam” và mang tên mới là Lý Tự Trọng. Anh thông minh, học giỏi, tiếp thu rất nhanh tư tưởng cách mạng, nhanh chóng nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Học xong trường Tôn Trung Sơn về làm liên lạc cho Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, anh tỏ ra vừa chững chạc, nghiêm túc lại vừa tháo vát, khôn ngoan.
- Đoàn thể tin tưởng, tháng 5-1929 đưa Lý Tự Trọng về Sài Gòn làm công tác vận động thanh niên tiến tới thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản
1. SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- a) Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" của văn hào N.A.Ostrovsky? Theo em, câu nói của văn hào N.A.Ostrovsky có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam?
- b) Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong thông tin trên?
- c) Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?
Hướng dẫn chi tiết:
- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy" của văn hào N.A.Ostrovsky đề cao lí tưởng sống, “cái quý nhất của con người ta là sự sống”, đời người chỉ sống 1 lần nên phải nhận thức được lí tưởng sống của bản thân là gì để biết sống sao cho đúng, sống để không phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, hãy hiến dâng sự nghiệp, cho nhân loại để trở thành một người sống có ích.
- Ý nghĩa câu nói đối với Đặng Thùy Trâm: khiến cho Đặng Thuỳ Trâm có thêm dũng khí để viết tiếp những ngày tháng sống ở chiến trường với công việc của một bác sĩ phụ trách bệnh viện điều trị cho các bệnh binh
Nhận xét về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thùy Trâm:
- Bác sĩ không chỉ sống cho riêng mình mà sống vì tất cả, nhận thức được trọng trách, vinh quang của nghề nghiệp để từng ngày phấn đấu vượt qua những khó khăn, gian khổ.
- Bác sĩ cống hiến sức lực của mình để chữa trị cho những người bệnh binh chốn chiến trường
- Tấm gương Vũ Văn Bình:
- Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình là sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp năm 2012. Anh là trưởng phòng cố định băng rộng tại Viettel, và được giao nhiều trọng trách quan trọng. Anh cũng với anh em nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ internet băng rộng GPON. Từ sự nghiên cứu này đã giúp tập đoàn xây dựng một dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, Bình còn chủ trì nghiên cứu và tự thiết kế hệ thống lõi cung cấp dịch vụ truyền hình (hệ thống Headend). Vũ Văn Bình không chỉ là gương mặt trẻ xuất sắc mà còn là một Bí thư đoàn năng nổ.
- Từ tấm gương Vũ Văn Bình – một tấm gương của thế hệ mới em thấy được việc học tập và trau dồi kiến thức là một yếu tố quan trọng. Khi mà thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn cần có sự năng động, sáng tạo của thế hệ mới để đưa đất nước phát triển hơn nữa. Vì thế em sẽ luôn cố gắng hơn nữa để học tập và trau dồi bản thân trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.
2. LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên.
- c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên.
Hướng dẫn chi tiết:
- Nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam là phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt, luôn rèn luyện đạo đức cách mạng.
- Những cần làm để thực hiện nhiệm vụ đó:
+ Thanh niên cần phải nắm vững điều lệ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại
+ Tích cực học tập, lao động rèn luyện, phát triển bản thân
+ Tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng quê hương, bảo vê đất nước
+ Thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chỉ đạo của nhà nước, chấp hành các quy định, điều lệ của Đoànc. Em cùng các bạn đã cố gắng học hỏi không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, thấm nhuần đạo đức, phong cách tư tưởng Hồ Chí Minh, tích cực thi đua, rèn luyện nề nếp
- Những điều học sinh thực hiện nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam ngày nay là:
+ Tích cực học tập, chăm chỉ rèn luyện bản thân, lối sống, xây dựng hành vi, phát triển nhân cách, học tập
+ Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
+ Sử dụng tiếng nói của bản thân, của một đoàn viên trong đội ngũ Đoàn Thanh niên để tuyên truyền lối sống tích cực, sinh hoạt Đoàn, góp phần xây dựng đội ngũ Đoàn viên ưu tú.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em hãy nhận xét việc làm của những thanh niên trong các hình ảnh dưới đây. Phân tích ý nghĩa của những việc làm đó
Hướng dẫn chi tiết:
Hình |
Hoạt động |
Nhận xét |
1 |
Thanh niên tình nguyện dọn dẹp khu phố |
trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường, cảnh quan |
2 |
Tham gia tích cực vào các chương trình |
không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ bản thân |
3 |
Tham gia các diễn đàn khởi nghiệp |
trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, ý chí quyết tâm cao độ |
4 |
Tham gia nghĩa vụ quân sự |
bảo vệ nước nhà, giữ vững an ninh, chủ quyền |
Câu 2: Em hãy dựa vào câu nói sau để thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên và ý nghĩa của sống có lí tưởng đối với thanh niên Việt Nam hiện nay
“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời”
Hướng dẫn chi tiết:
“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời”. Quả đúng như vậy, tuổi trẻ chúng ta luôn phải sống mãnh liệt, đầy hoài bão đối với lí tưởng sống của mình.
Đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới, rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Và thanh niên - những người chủ tương lai của đất nước phải góp một phần sức cho quê hương của mình.
Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình. Một câu hỏi lớn được đặt ra : “Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì? Một người như thế nào được cho là sống có lý tưởng?” Họ là người có định hướng rõ ràng, luôn vững vàng, cố gắng vươn mình và vượt qua mọi khó khăn để đi đến đích cuối cùng. Lý tưởng sống giúp con người luôn sống tích cực, mong muốn khám phá và tự hoàn thiện bản thân. Từ đó, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc, ý nghĩa hơn rất nhiều. Khi mỗi cá nhân đều có một lý tưởng sống rõ ràng sẽ góp phần tạo ra một xã hội phát triển, hạnh phúc và văn mình.
Ngày xưa, anh hùng Lý Tử Trọng đã từng nói:
“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”, trong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu - lý tưởng “Tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tự do của đất nước”. Biết bao thế hệ đã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát triển thì lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ lại càng rộng hơn, bao la hơn, “Vì một Việt Nam phát triển và hội nhập”. Thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vì mọi người, vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
Câu 3: Em hãy kể về một tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam có đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và rút ra bài học cho bản thân
Hướng dẫn chi tiết:
Tấm gương tiêu biểu: Lê Thanh Hà - "Mãnh hổ" Việt Nam chinh phục bầu trời Mỹ
Lê Thanh Hà, sinh viên năm 3 Đại học Bách khoa Hà Nội, là một trong những thanh niên Việt Nam tiêu biểu cho tinh thần cống hiến, dám nghĩ dám làm, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thành tựu nổi bật:
+ Hà đã chế tạo thành công máy bay không người lái (UAV) có khả năng bay tự động, lập bản đồ 3D chi tiết, phun thuốc trừ sâu hiệu quả.
+ Sản phẩm của Hà không chỉ được sử dụng rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
+ Hà đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải nhất Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh sinh viên lần thứ 18, Giải nhì Giải thưởng khoa học công nghệ thanh niên TP. Hồ Chí Minh năm 2021,...
- Bài học cho bản thân:
+ Dám nghĩ dám làm: Hà đã không ngại thử thách, dám theo đuổi đam mê chế tạo máy bay dù đây là lĩnh vực còn nhiều khó khăn ở Việt Nam.
+ Kiên trì, nỗ lực: Để đạt được thành công như ngày hôm nay, Hà đã phải trải qua nhiều thất bại và thử thách. Tuy nhiên, em không bao giờ bỏ cuộc mà luôn nỗ lực học hỏi, cải tiến sản phẩm của mình.
+ Ham học hỏi: Hà luôn tích cực học hỏi kiến thức mới, trau dồi kỹ năng để hoàn thiện bản thân và phát triển sản phẩm của mình.
Câu 4: Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân
Hướng dẫn chi tiết:
Xác định lí tưởng sống
+ Sống một cuộc sống có ích: Góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, giúp đỡ những người xung quanh.
+ Sống một cuộc sống hạnh phúc: Luôn vui vẻ, lạc quan, tận hưởng cuộc sống.
+ Sống một cuộc sống ý nghĩa: Theo đuổi đam mê, làm những điều mình yêu thích.
+ Sống một cuộc sống thành công: Đạt được mục tiêu mình đề ra, khẳng định bản thân.
Để xác định lí tưởng sống, em cần:
+ Suy ngẫm về bản thân: Sở thích, đam mê, năng lực, giá trị sống của bản thân là gì? Mình muốn đạt được điều gì trong cuộc sống? Mình muốn góp phần gì cho xã hội?
+ Tìm hiểu về thế giới xung quanh: Những vấn đề xã hội quan tâm, những giá trị nhân văn cao đẹp,...
+ Tham khảo ý kiến của những người đi trước: Cha mẹ, thầy cô, những người thành công,...
VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy cùng bạn thiết kế một tác phẩm tuyên truyền về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam
Hướng dẫn chi tiết:
Câu 2: Em hãy thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân đã xây dựng ở bài luyện tập 4 và báo cáo kết quả thực hiện trước lớp
Hướng dẫn chi tiết:
Thời gian |
Kết quả mong muốn |
|
Học ngoại ngữ |
3 buổi/tuần |
Thành thạo ngoại ngữ. lưu loát có thể giao tiếp |
Học thêm về tin học văn phòng |
2 ngày cuối tuần |
Thi chứng chỉ tin học MOS, thành tạo word, excel,... |
Sinh hoạt Đoàn đội |
1 buổi/tuần |
Giao lưu, kết bạn, mở rộng nguồn thông tin |
=> Giáo án Công dân 9 cánh diều Bài 1: Sống có lí tưởng