Giáo án tiết: Ôn tập bài 1 - Tiếng nói của vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ)
Giáo án tiết: Ôn tập bài 1 - Tiếng nói của vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ) sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiết: Ôn tập bài 1 - Tiếng nói của vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT ...: ÔN TẬP
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- So sánh và chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản thơ (Lời của cây và Sang thu) đã học.
- Nhận xét được về thể thơ, vần, nhịp của một khổ thơ mới.
- Nhận biết được phó từ, giải thích được lí do có thể lược bỏ ba phó từ trong bài tập đã cho hay không và cho biết được chức năng của phó từ.
- Nêu được bài học kinh nghiệm về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Viết được một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà bản thân yêu thích.
- Lý giải được thao tác dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên đối với cuộc sống con người.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực tóm tắt ý chính do người khác trình bày
- Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung Bài 1. Tiếng nói của vạn vật.
- Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác giả của các văn bản đã học ở Bài 1.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS nối tên của tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho tương ứng:
A |
| B |
1. Lời của cây |
| a. Hữu Thỉnh |
2. Nắng hồng |
| b. Trần Hữu Thung |
3. Ông Một |
| c. Huy Cận |
4. Con chim chiền chiện |
| d. Vũ Hùng |
5. Sang thu |
| e. Bảo Ngọc |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận phiếu học tập và nối tên tác phẩm với tác giả.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 1 – b, 2 – e, 3 – d, 4 – c, 5 – a.
- GV dẫn vào bài Ôn tập: Tiết này, chúng ta sẽ ôn tập lại các nội dung đã học trong Bài 1. Tiếng nói của vạn vật.
- HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
- Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 1. Tiếng nói của vạn vật.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở). - GV chiếu bảng so sánh lên màn chiếu cho HS quan sát và yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo bàn để hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần giống nhau giữa 2 văn bản, 2 HS còn lại mỗi HS hoàn thành phần khác nhau giữa hai văn bản. - GV mời một số HS khác nhận xét bài làm của các bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu của BT 2 và chiếu đoạn thơ lên bảng: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau: Chừng như thu ngấp nghé Trong hương vườn đâu đây Khói lam chiều rất nhẹ Sông vừ vơi vừa đầy. (Tạ Hữu Yên, Sang mùa) - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp để hoàn thành BT 2. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. Nhiệm vụ 3: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 3 trước lớp, 1 HS đọc đoạn văn trong BT 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới hay không. Vì sao? Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra. (Vũ Hùng, Ông Một) Từ đó, cho biết phó từ đảm nhận chức năng gì. - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn để hoàn thành BT. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc BT 3 và thảo luận theo bàn để hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 4: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi ở BT 4: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?. GV khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân những kinh nghiệm mà HS học được. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS; yêu cầu HS viết bài học kinh nghiệm của mình vào vở. - GV nhắc lại cho HS về một số điểm lưu ý khi làm một bài thơ.
Nhiệm vụ 5: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 5 trước lớp: Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó. - GV yêu cầu HS viết một đoạn văn mới hoặc có thể lấy bài tập về nhà ở tiết Viết trước ra sửa lại và chuẩn bị trình bày trước lớp. - GV hướng dẫn HS xem lại SGK tiết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ để nhớ lại yêu cầu đối với đoạn văn cần viết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc yêu cầu BT, nghe GV nói để hoàn thành BT. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3 HS lên bảng viết bài văn của mình, yêu cầu cả lớp đọc và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá bài của HS. Nhiệm vụ 6: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi ở BT 6: Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ?. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 7: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc câu hỏi của BT 7: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? - GV cho HS vài phút suy ngẫm, viết vài ý trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của những trải nghiệm đối với cuộc sống của HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV, thực hiện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày suy nghĩ của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | BT 1. Một số điểm giống và khác nhau giữa hai VB là: Bảng so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai VB Lời của cây và Sang thu (đính kèm bên dưới hoạt động).
BT 2. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong khổ thơ: + Thể thơ: 5 chữ. + Vần: vần chân cách. + Nhịp: 2/3, 3/2.
BT 3. - Không thể lược bỏ từ mãi, vẫn, không vì: + mãi thực hiện chức năng bổ sung cho động từ rền rĩ ý nghĩa: một cahcs kéo dài liên tục như không dứt. + vẫn và không thực hiện chức năng bổ sung cho động từ thấy ý nghĩa: biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn và phủ định đối với hành động được nêu ở động từ. à Tất cả các từ ấy làm cho câu văn trở nên rõ nghĩa hơn, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết hơn cho người đọc. - Phó từ chuyên đi kèm danh từ, động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ và tính từ.
BT 4. * Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ: - Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,... của người viết về cuộc sống. - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. - Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. - Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. - Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. - Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại. BT 5.
BT 6. Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, ta nên dùng các từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì tóm tắt cần có sự ngắn gọn, đủ ý và cần thiết để hiểu ý chính của người khác một cách mạch lạc.
BT 7. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo cả năm
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)