Đáp án Hóa học 9 chân trời Bài 28: Tinh bột và cellulose
File đáp án Hóa học 9 chân trời sáng tạo Bài 28. Tinh bột và cellulose. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án vật lí 9 chân trời sáng tạo
BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE
Mở đầu: Tinh bột và cellulose là những carbonhydrate quan trọng đối với con người. Tinh bột và cellulose có những tính chất gì? Ứng dụng như thế nào trong đời sống, sản xuất?
Đáp án:
Tính chất vật lý của tinh bột và cellulose: ở điều kiện thường, cả hai đều là chất rắn, màu trắng. Tinh bột có hình dạng không xác định, không tan trong nước lạnh nhưng tan được một phần trong nước nóng; cellulose có dạng sợi và không tan trong nước.
Tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: tinh bột và cellulose đều bị thủy phân tạo ra glucose, tinh bột tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.
Ứng dụng: tinh bột là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loại động vật; trong công nghiệp, tinh bột được dùng sản xuất ethylic alcohol… Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống như sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi…
1. CÔNG THỨC PHÂN TỬ, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA TINH BỘT VÀ CELLULOSE
Câu 1: Liệt kê một số sản phẩm nông nghiệp có chứa tinh bột
Đáp án:
Một số sản phẩm nông nghiệp có chứa tinh bột: gạo, khoai, ngũ cốc, và một số loại quả xanh,...
Luyện tập: Hãy cho biết một số loại lương thực dùng để bổ sung tinh bột cho con người
Đáp án:
Một số loại lương thực dùng để bổ sung tinh bột cho con người: cơm, khoai, sắn, các loại đậu, táo…
Câu 2: Hãy kể tên một số loại thực vật có chứa nhiều cellulose
Đáp án:
Một số loại thực vật có chứa nhiều cellulose: cây bông, đay, gai, tre, nứa…
Câu 3: Hãy nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc, khả năng tan trong nước của tinh bột và cellulose
Đáp án:
Ở điều kiện thường, cả hai đều là chất rắn, màu trắng. Tinh bột có hình dạng không xác định, không tan trong nước lạnh nhưng tan được một phần trong nước nóng; cellulose có dạng sợi và không tan trong nước.
Luyện tập: Chọn thông tin đúng cho tinh bột và cellulose, điền dấu (v) để hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Chất Thông tin |
Tinh bột |
Cellulose |
Chất rắn |
v |
v |
Màu trắng |
v |
v |
Không tan trong nước lạnh |
v |
v |
Có nhiều trong củ, quả, hạt |
v |
Đáp án:
Chất Thông tin |
Tinh bột |
Cellulose |
Chất rắn |
v |
v |
Màu trắng |
v |
v |
Không tan trong nước lạnh |
v |
v |
Có nhiều trong củ, quả, hạt |
v |
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA TINH BỘT VÀ CELLULOSE
Câu 4: Hãy cho nhận xét về khối lượng phân tử của tinh bột và cellulose
Đáp án:
Khối lượng phân tử của tinh bột và cellulose đều rất lớn, cả hai đều có công thức phân tử chung là (C6H10O5)n với n gọi là số mắt xích và có giá trị rất lớn.
Câu 5: Quan sát Thí nghiệm 1 và nêu hiệu tượng xảy ra
Đáp án:
Dung dịch hồ tinh bột đựng trong ống nghiệm nhuốm màu xanh tím.
Câu 6: Quan sát Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng xảy ra
Đáp án:
Lần này sản phẩm tạo ra sau khi thủy phân tinh bột không phản ứng với dung dịch iodine để tạo sản phẩm có màu xanh tím đặc trưng. Nguyên nhân vì tinh bột đã bị thủy phân (dưới xúc tác của acid HCl và nhiệt độ) tạo ra glucose.
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
3. ỨNG DỤNG CỦA TINH BỘT VÀ CELLULOSE – SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT, CELLULOSE VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG CÂY XANH
Câu 7: Hãy liệt kê một số ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống mà em biết
Đáp án:
Ứng dụng: tinh bột là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loại động vật; trong công nghiệp, tinh bột được dùng sản xuất ethylic alcohol… Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống như sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi…
Câu 8: Theo em, quá trình quang hợp có vai trò quan trọng như thế nào?
Đáp án:
Nhờ quá trình quang hợp, hàng năm cây cối trên trái đất hấp thụ và đồng hóa được hàng chục tỉ tấn carbon ở dạng carbon dioxide, đồng thời giải phóng vào khí quyển một lượng khổng lồ khí oxygen cần thiết cho sự sống trên trái đất.
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 28: Tinh bột và cellulose