Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 2: Động năng. Thế năng

Giáo án Bài 2: Động năng. Thế năng. sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Vật lí 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 2: Động năng. Thế năng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 2: ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Viết được biểu thức tính động năng của vật.

  • Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về động năng và thế năng.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về các ví dụ về động năng, thế năng, biết đặt các câu hỏi khác nhau về nội dung bài học.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nhận biết và nêu được nội dung về động năng, thế năng.

+ Nêu được biểu thức xác định động năng, thế năng.

  • Tìm hiểu tự nhiên:

+ Phân tích ví dụ để tìm hiểu về động năng, thế năng.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Vận dụng được kiến thức và kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống có liên quan tới động năng, thế năng.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh búa chuyển động đập vào thanh thép, làm biến dạng thanh thép, hình ảnh một số vật có động năng, hình ảnh sơ đồ đập thủy điện,…

  • Video minh họa:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến động năng: 

https://www.youtube.com/watch?v=M4eiLlkecgs

+ Dòng nước chảy làm xoay bánh xe nước: 

https://www.youtube.com/watch?v=gMFIypD-MA8&list=PL5IL6-FD9ygcaLfb6rF_01a93Ut_4KrwA&index=2

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm đơn giản hoặc quan sát hình ảnh để nhận biết được khi một vật chuyển động từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất tốc độ của vật sẽ thay đổi.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, phát biểu ý kiến của bản thân, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được sự thay đổi động năng của vật.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh bạn nhỏ đang chơi xích đu

- GV nêu câu hỏi: Khi chơi xích đu, động năng của người chơi thay đổi như thế nào trong khi chuyển động từ vị trí cao nhất A tới vị trí thấp nhất O?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, dự đoán, đưa ra các câu hỏi và câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV nhận xét vào nội dung bài học: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Động năng. Thế năng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về động năng

a. Mục tiêu: HS nhận xét được yếu tố ảnh hưởng đến động năng của vật.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS phân tích các ví dụ và quan sát video để tìm hiểu về đặc điểm của động năng.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để mô tả được các hiện tượng xảy ra và nhận xét động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh và video ví dụ về một số trường hợp vật có động năng:

+ Một viên bi chuyển động đến đập vào viên bi khác làm cho chúng biến đổi chuyển động

https://www.youtube.com/watch?v=M4eiLlkecgs

+ Các phần tử khí chuyển động tạo thành gió làm di chuyển thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện gió.

https://tse3.mm.bing.net/th?id=OIP.Ox4s0ZkSVefvE5ycWZwObgHaE7&pid=Api&P=0&h=180

+ Dòng nước chảy có thể làm quay các bánh xe nước

https://www.youtube.com/watch?v=gMFIypD-MA8&list=PL5IL6-FD9ygcaLfb6rF_01a93Ut_4KrwA&index=2

- GV giới thiệu: Năng lượng mà vật có được do chuyển động như trong các ví dụ trên gọi là động năng.

- GV chiếu hình ảnh búa chuyển động đập vào thanh thép, làm biến dạng thanh thép (hình 2.1) cho HS quan sát và phân tích nội dung trong SGK.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu đặc điểm của động năng.

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr15)

Quan sát Hình 2.2 và cho biết vật nào có động năng lớn nhất. Hãy lí giải câu trả lời của em.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về các đặc điểm của động năng.

- GV chiếu video động năng phụ thuộc vào khối lượng của vật cho HS quan sát.

https://www.youtube.com/watch?v=5KUhSRGRzJc

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:

+ Mô tả hiện tượng xảy ra trong các trường hợp trên.

+ Chứng minh có sự truyền năng lượng giữa các quả bóng khi chúng va chạm với nhau.

+ Nhận xét sự khác biệt khi dùng các quả bóng khác nhau trong video.

- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và nêu biểu thức tính động năng của vật.

- Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr16)

1. Động năng của một xe ô tô thay đổi như thế nào nếu tốc độ của xe tăng gấp đôi?

2. Tính động năng của quả bóng đá có khối lượng m = 0,45 kg, đang bay với tốc độ v = 10 m/s.

3. Trả lời câu hỏi ở phần mở bài.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung:

*Trả lời Hoạt động (SGK – tr15)

Động năng phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ nên máy bay đang di chuyển có động năng lớn nhất vì máy bay có khối lượng và tốc độ lớn nhất.

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr16)

1. Động năng của xe ô tô tăng gấp 4 lần khi tốc độ xe tăng gấp đôi.

2. Động năng của quả bóng là:

3. Khi chơi xích đu, động năng ở vị trí O lớn nhất và giảm dần khi đến vị trí A.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nội dung Động năng và chuyển sang nội dung Thế năng.

I. ĐỘNG NĂNG

- Động năng là năng lượng vật có được do chuyển động.

- Một vật có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v thì động năng của vật là

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg.

+ v là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.

+ Wđ là động năng của vật, đơn vị đo là jun (J).

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về thế năng

a. Mục tiêu: HS phân tích được ví dụ và phát biểu được công thức tính thế năng hấp dẫn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ về năng lượng của nước được chứa trong hồ thủy điện để tìm hiểu về đặc điểm của thế năng.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để mô tả được nguyên tắc đắp đập nước để tích trữ năng lượng của nhà máy thủy điện và phát biểu độ lớn của thế năng hấp dẫn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS khái niệm thế năng trọng trường (thế năng).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, mô tả nguyên tắc đắp đập nước để tích trữ năng lượng của nhà máy thủy điện và trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr16)

Để dự trữ năng lượng, người ta xây dựng những đập nước ngăn các dòng chảy để tạo thành những hồ chứa nước. Nước trong hồ chứa càng nhiều và ở càng cao thì năng lượng được tích trữ càng lớn. Hãy giải thích vì sao để khai thác được tối đa thế năng của nước trong hồ chứa, người ta thường bố trí sao cho vị trí đặt máy phát điện càng thấp so với mực nước hồ chứa (hình 2.3).

- Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu và phát biểu độ lớn của thế năng hấp dẫn.

- GV nhận xét và kết luận về nội dung thế năng hấp dẫn.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr17) để tìm hiểu về các dạng dữ trữ năng lượng dưới các dạng thế năng khác.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr17)

1. So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng, biết khối lượng của vật thứ nhất gấp 3 lần khối lượng của vật thứ hai.

2. Một công nhân vác một bao xi măng có trọng lượng 500 N trên vai, đứng trên sân thượng toà nhà cao 20 m so với mặt đất. Độ cao của bao xi măng so với mặt sân thượng là 1,4 m. Tính thế năng trọng trường của bao xi măng trong hai trường hợp sau:

a) Chọn gốc thế năng tại mặt sân thượng toà nhà.

b) Chọn gốc thế năng tại mặt đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về các nội dung:

*Trả lời Hoạt động (SGK – tr16)

Đặt máy càng thấp, độ cao h từ nhà máy đến mực nước của hồ càng lớn do đó thế năng dòng nước tạo ra càng lớn.

*Trả lời Câu hỏi (SGK – tr16)

1. Ta có:

Wt1 = P1.h = 10.m1.h

Wt2 = P2.h = 10.m2.h

Mà m1 = 3m2 nên Wt1 = 3Wt2.

2. a) Khi chọn gốc thế năng tại mặt sân thượng tòa nhà, h1 = 1,4 m

Wt1 = P1.h1 = 500.1,4 = 700 J.

b) Khi chọn gốc thế năng tại mặt đất, h2 = h1 + 20 = 21,4 m.

Wt2 = P1.h2 = 500.21,4 = 10 700 J.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nội dung Thế năng và chuyển sang nội dung Luyện tập.

II. THẾ NĂNG

- Thế năng trọng trường (gọi tắt là thế năng) là năng lượng của một vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vị trí được chọn làm gốc để tính độ cao.

- Độ lớn của thế năng trọng trường được tính bằng công thức:

Wt = Ph

Trong đó:

+ P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là niuton (N).

+ h là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc, đơn vị đo là mét (m).

+ Wt là thế năng trọng trường của vật, đơn vị đo là jun (J).

  ----------------Còn tiếp -----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay