Giáo án tiết: Văn bản 4 - Thu hứng

Giáo án tiết: Văn bản 4 - Thu hứng sách ngữ văn 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiết: Văn bản 4 - Thu hứng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT …:  VĂN BẢN 4. THU HỨNG

(Cảm xúc mùa thu)

____Đỗ Phủ____

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận diện, phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ Đường luật viết bằng chữ Hán như từ ngữ, hình ảnh, vần, đối, nhân vật trữ tình,... trong thơ có.

- HS thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm thơ thuộc các nền văn hoá khác nhau, trong cùng thời kì trung đại, qua tìm hiểu tác phẩm Thu hứng (đại diện cho thơ Đường, Trung Quốc), chùm thơ hai-cư (Nhật Bản) và một số bài thơ trung đại Việt Nam (đã học).

-  HS viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá vé một số phương diện chính của một bài thơ cổ phương Đông như chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thu hứng.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

-  HS thấy được sức sống, sự tác động và khả năng khơi gợi sự rung động thẩm mĩ, giúp nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của thơ Đường luật (luật thi).

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thu hứng.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở để HS chia sẻ về thơ Đường luật và trải nghiệm xa nhà,
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

  1. Ở cấp THCS, em đã được học một số bài thơ Đường luật. Em hãy kể tên và có thể đọc thuộc bài thơ. Văn bản đó có đặc điểm gì về hình thức và nội dung.
  2. Em đã bao giờ xa gia đình và cảm thấy nhớ nhà? Hãy chia sẻ về trải nghiệm ấy của mình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá:

- GV dẫn dắt vào bài: Thơ văn cổ nói chung và thơ Đường luật viết bàng chữ Hán nói riêng có nhiều giá trị đặc sắc; có đặc điềm cô đọng, súc tích,"ý tại ngôn ngoại". Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều người cho rằng thơ Đường luật công thức, khô khan, khó hiểu, khó tiếp nhận với con người thời hiện đại. Qua bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Thu hứng để hiểu hơn về tác giả Đỗ Phủ và những tình cảm và tác giả gửi gắm qua bài thơ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm truyền kì và đọc văn bản Thu hứng.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể thơ Đường luật và văn bản Thu hứng.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thu hứng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm thơ Đường luật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại yêu cầu về nhà của HS: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm thể loại thơ Đường luật.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi: Mô tả các đặc điểm của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện qua bài thơ Thu hứng.

- HS  tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS chỉ ta được các đặc điểm thơ Đường luật qua bài thơ Thu hứng:

- Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

Ví dụ: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

           T             B                  T

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản và tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn bản (bản dịch thơ, đọc to thành tiếng trước lớp).

- GV lưu ý HS phần chỉ dẫn trong SGK.

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm. Xác định bố cục văn bản.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Phủ:

1. Tiểu sử

– Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.

– Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc.

– Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh 

– Trong suốt cuộc đời của mình, tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.

- Có một thời gian ngắn ông làm quan nhưng gần như suốt cuộc đời sống trong cảnh đau khổ, bệnh tật. Năm 755, tướng An Lộc sơn nổi dậy chống triều đình. Để tránh hiểm hoạ, vả lại cũng không được nhà vua tín nhiệm, năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam, một thời gian sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. 

2. Sự nghiệp văn học

– Về nội dung: 

+ Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.

+ Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ. Zhang Jie đã viết rằng đối với Đỗ Phủ, “mọi thứ trên thế giới này đều là thơ”, các chủ đề trong thơ ông rất bao quát, như cuộc sống hàng ngày, thư họa, hội họa, thú vật và các chủ đề khác.

– Về nghệ thuật: 

+ Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này.

+ Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

– Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc.

- Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.

– Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Vi Trang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.

– Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình. Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng ngôn ngữ giản dị “của nhân dân”.

– Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước của Lục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.

I. Tìm hiểu chung

1. Thơ Đường luật

a. Khái niệm

- Thơ Đường luật (thơ cận thể)  là thể thơ ngũ ngôn hay thất ngôn làm theo những nguyên tắc thu luật được đặt ra từ thời Đường.

 

b. Phân loại

- Thơ bát cú (8 câu)

- Thơ tuyệt cú (4 câu)

- Thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật).

c. Đặc điểm

- Bố cục: gồm 4 cặp câu thơ (liên thơ) tương ứng với bốn phần là đề - thực – luận - kết.

- Gieo vần (là vầng bằng) ở các câu 1 -2 – 4 – 6 – 8.

- Luật bằng trắc: có quy định về sự hòa thanh trong từng câu và trong cả bài để đảm bảo sự cân bằng, hài hòa cho âm hưởng của toàn bộ bài thơ.

- Đối: thơ Đường luật bát cú yêu cầu đối ở câu thực và luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đọc văn bản

 

3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Đỗ Phủ

- Năm sinh – năm mất: 712 - 770

- Quê quán: huyện Cùng, nay thuộc Hà Nam – Trung Quốc.

- Cuộc đời và sự nghiệp: những biến cố chính trị, cảnh li tán, khốn khó của gia đình, tình trạng ốm đau, bệnh tật đã tác động mạnh đến nhận thức và cảm hứng khiến âm điệu thơ ông có phần bi thương.

- Chủ đề sáng tác: nhiệt huyết yêu nước, phản kháng cường quyền, cảm thông với số phận dân đen.

à ông được tôn là Thi thánh (Thánh thơ)

b. Tác phẩm

- Thu hứng Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm Thu hứng gồm 8 bài thơ, trong đó Cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

- Bố cục (2 phần)

+ Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu

+ Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ....

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: NGUYỄN TRÃI - "DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY"

Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 1 - Tác giả nguyễn trãi
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC

 GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Truyện về các vị thần sáng tạo, thế giới
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Tản viên từ phán sự lục
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Chữ người tử tù
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Thực hành tiếng việt - Sử dụng từ hán Việt
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Nói và nghe - Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 1: Trả bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm truyện

 GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA

 GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: NGUYỄN TRÃI - "DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY"

 GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: THẾ GIỚI ĐA DẠNG CỦA THÔNG TIN

Chat hỗ trợ
Chat ngay