Đáp án Sinh học 12 cánh diều Bài 13: Di truyền học quần thể
File đáp án Sinh học 12 cánh diều Bài 13. Di truyền học quần thể. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều
BÀI 13. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Mở đầu: Di truyền học cá thể nghiên cứu sự di truyền tính trạng qua các thế hệ cá thể, xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gene ở mỗi thế hệ lại trong các phép lai hữu tính. Bằng cách nào có thể nghiên cứu đặc trưng di truyền, sự thay đổi hoặc sự duy trì đặc trưng đó qua các thế hệ của một tập hợp cá thể củng loài như đàn ngựa vằn ở đồng cỏ châu Phi?
Hướng dẫn chi tiết:
Nghiên cứu đặc trưng di truyền, sự thay đổi hoặc sự duy trì đặc trưng đó qua các thế hệ của một tập hợp cá thể củng loài bằng cách nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể.
I. KHÁI NIỆM
Câu 1: Cho biết các quần thể có trong hình 13.1 duy trì bền vững qua nhiều thế hệ nhờ phương thức sinh sản nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Nhờ ngẫu phối mà các quần thể có trong hình 13.1 duy trì bền vững qua nhiều thế hệ.
Luyện tập: Hãy nêu một số ví dụ về quần thể.
Hướng dẫn chi tiết:
Ví dụ: đàn chó săn trong rừng,,...
Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc xác định tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể.
Hướng dẫn chi tiết:
Xác định tần số allele, tần số kiểu gene trong quần thể giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quần thể.
II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI
Câu 1: Cấu trúc di truyền của quần thể được duy trì ổn định khi thoả mãn các điều kiện nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Cấu trúc di truyền của quần thể được duy trì ổn định khi thoả mãn các điều kiện: Quần thể gồm các cá thể lưỡng bội, sinh sản hữu tính, giao phối ngẫu nhiên và cấu trúc di truyền được xét riêng cho quần thể gồm các cá thể ở mỗi thế hệ; các cá thể có khả năng sống sót và sinh sản tương đương; không có đột biến và sự di cư trong quần thể; quần thể có kích thước đủ lớn.
III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ QUẦN THỂ GIAO PHÔI GẦN
Câu 1: Quan sát hình 13.2 và trả lời câu hỏi:
- Ở quần thể thế hệ F2, các tần số kiểu gene AA, Aa, aa thay đổi theo xu hướng nào nếu các cá thể tiếp tục tự thụ phấn?
- Sau càng nhiều thế hệ tự thụ phấn, tần số các kiểu gene thay đổi theo xu hướng nào?
Hướng dẫn chi tiết:
- Ở quần thể thế hệ F2, nếu các cá thể tiếp tục tự thụ phấn thì tần số kiểu gene đồng hợp tăng, tần số kiểu gene dị hợp giảm.
- Sau càng nhiều thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gene đồng hợp tăng dần và tần số kiểu gene dị hợp giảm dần.
Luyện tập: Hãy nêu và giải thích ví dụ minh hoạ ảnh hưởng của tự thụ phấn, giao phối gần đến một quần thể ngẫu phối.
Hướng dẫn chi tiết:
Ví dụ: Một nghiên cứu về tác động của giao phối gần đối với tỉ lệ mắc các bệnh di truyền do đột biến gene ở người được thực hiện trên một số quần thể tại một vùng đảo thuộc châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 23 - 48% những người mắc các bệnh di truyền được nghiên cứu ở các quần thể này là do giao phối cận huyết.
Vận dụng:
- Tại sao tự thụ phấn bắt buộc xảy ra có thể gây thoái hoá giống ở các giống lúa lai nhưng vẫn cần áp dụng trong các phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng?
- Hậu quả của hiện tượng giao phối gần xảy ra đối với đàn vật nuôi là gì? Biện pháp nào có thể áp dụng để giảm nguy cơ giao phối gần trong đàn vật nuôi?
Hướng dẫn chi tiết:
- Tự thụ phấn vẫn cần áp dụng trong các phương pháp chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng vì cần tạo dòng thuần, bảo tồn các nguồn gene tự nhiên và khi nghiên cứu khoa học.
- Hậu quả của hiện tượng giao phối gần xảy ra đối với đàn vật nuôi là gây thoái hóa giống.
- Biện pháp giảm nguy cơ giao phối gần: không để các cá thể trong một đàn giao phối với nhau, tiến hành giao phối ngẫu nhiên với các cá thể của đàn khác.
=> Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 13: Di truyền học quần thể